x Các doanh nghiệp, tư nhân đang hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển, xuất nhập khẩu muốn tìm hiểu về Shipping Marks là gì?
x Bạn thắc mắc Shipping Marks được sử dụng nhằm mục đích gì, gồm những nội dung gì trên đó, có bao nhiêu loại Shipping Marks?
x Bạn muốn biết vị trí, cách dán Shipping Marks trên hàng hóa thế nào cho chuẩn? Có cần lưu ý gì về Shipping Marks không?
Sau đây, Proship.vn sẽ làm rõ các định nghĩa Shipping Marks là gì, Shipping Marks có ý nghĩa, tầm quan trọng ra sao, nội dung trên Shipping Marks gồm những gì, nhãn Shipping Marks thường nằm ở đâu,…để các bên liên quan nắm rõ và áp dụng một cách chuẩn xác, hiệu quả.
Shipping Marks là gì: Khái niệm, mục đích sử dụng và phân loại
Shipping Mark là gì?
Shipping Mark hay còn được gọi với cái tên khác là nhãn hiệu vận chuyển là một chữ số, một biểu tượng hay nhãn hiệu vận chuyển được gán lên mỗi một đơn vị hàng hóa trước khi món hàng được chuyển đi.
* Ví dụ: Gửi 1 container hàng dệt từ Maroc đến Pháp
Một công ty sản xuất hàng dệt may ở Maroc muốn xuất khẩu một container đồ lót nam cho một nhà nhập khẩu ở Paris, Pháp.
Quy cách đóng gói thùng hàng sẽ như sau: 10 chiếc quần lót nam được cho vào thùng carton, sau đó 70 thùng carton được đưa vào pallet gỗ. Container 40ft chứa 21 chiếc pallet 100cm x 120cm.
Shipping Marks được gắn trên túi nhựa trong suốt: Mô tả hàng hóa, số lô, ngày sản xuất, chất liệu sản xuất, nhãn mác, xuất xứ của hàng hóa, hướng dẫn giặt,…
Shipping Marks được đính kèm trên hộp Carton: Mô tả hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, loại và số lượng gói bên trong, trọng lượng tịnh, tổng trọng lượng, chi tiết người nhận hàng,…
CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS
Shipping Marks được gắn trên Pallet gỗ: dấu ISPM15, nhãn pallet,…Shipping Marks liên quan đến container: Kích thước container, loại container và số container, số niêm phong,…
Shipping mark sử dụng với mục đích gì?
Shipping Marks được sử dụng nhằm đáp ứng 2 mục đích chính sau:
- Người vận chuyển hay những người tham gia vào quá trình vận chuyển hàng hóa có thể dễ dàng nhận diện được dấu hiệu này.
- Shipping Mark giúp người nhận được món hàng có thể kiểm tra cũng như xác định được các hoạt động, thứ tự của hàng hóa tương ứng.
Phân loại Shipping mark
Trong vận chuyển quốc tế, có nhiều loại shipping mark. Mỗi loại shipping mark được sử dụng với mục đích, nội dung, hình thức khác nhau. Tuy nhiên, có một số loại Shipping Mark cơ bản sau:
- Dạng ký tự;
- Dạng in;
- Dạng ảnh chụp văn bản;
- Dạng hình vẽ;
- Dạng bản in;
- Dạng nhãn đúc;
- Dạng viết tay;
- Dạng nhãn chạm hoặc khắc lên vật chứa.
Các thông tin cần có trên Shipping marks
Các quy định về Shipping Marks có thể thay đổi tùy theo quốc gia và hợp đồng mua bán cụ thể. Trên Shipping Marks thường bao gồm các thông tin sau:
- Tên hàng hóa: Tên hàng hóa được viết bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ được sử dụng trong vận chuyển;
- Trọng lượng hàng hóa: Trọng lượng của hàng hóa được đóng gói trong một kiện hàng;
- Số lượng hàng hóa: Số lượng hàng được đóng gói trong một kiện hàng;
- Kích thước hàng hóa: Kích thước của hàng hóa được đóng gói trong một kiện hàng;
- Mã HS: Mã HS của hàng hóa;
- Thông tin người gửi hàng: Tên, địa chỉ, SĐT, email người gửi hàng;
- Thông tin người nhận hàng: Tên, địa chỉ, SĐT, email người nhận hàng.
>>Xem thêm: ISF là gì?
Nhãn hàng hóa Shipping mark nằm ở đâu?
Proship Logistics đã làm rõ định nghĩa Shipping Marks là gì, ví dụ cụ thể,…Tiếp theo đây là hướng dẫn về cách dán nhãn hàng hóa Shipping mark cần biết.
Để đảm bảo việc vận chuyển và nhận hàng diễn ra thuận lợi, việc đánh dấu Shipping mark cần tuân thủ một số quy định chung sau:
- Shipping mark phải được đánh dấu trên bao bì sản phẩm hoặc hàng hóa ở vị trí dễ quan sát nhất để có thể đọc được thông tin và quy định mà không cần tháo bao bì hay tháo rời các phần của sản phẩm;
- Nếu nhãn hiệu vận chuyển không thể thể hiện đầy đủ các thông tin, bao bì phải chứa đủ thông tin về đơn vị sản xuất và mặt hàng;
- Nếu sản phẩm không thể mở bao bì, các thông tin cần thiết phải được thể hiện rõ trên bao bì bên ngoài;
- Nếu sản phẩm có nhiều bao bì, Shipping mark cần được dán đầy đủ trên từng bao bì;
- Shipping mark phải được in hoặc đánh dấu rõ ràng, dễ đọc, không xóa mờ.
Việc tuân thủ các quy định này sẽ giúp quá trình vận chuyển và nhận hàng diễn ra thuận lợi hơn, giảm sai sót và tăng tính chuyên nghiệp trong hoạt động XNK.
Lưu ý về Shipping Marks trên chứng từ xuất nhập khẩu
Để nhận diện hàng hóa nhanh hơn và hạn chế các tình trạng hư hại, bạn cần để lưu ý một số điểm trên Shipping Marks:
Tài liệu nào không nên hiện Shipping Marks?
Shipping Marks không được xuất hiện trên hối phiếu (bill of exchange). Bạn có thể hiểu đơn giản đây là một công cụ dùng trong mục đích chuyển nhượng. Mỗi quốc gia sẽ quy định hình thức hối phiếu riêng của mình.
Sử dụng Shipping Marks thế nào trong Thư tín dụng?
Thư tín dụng là một văn bản cam kết dùng trong thanh toán, trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của một khách hàng viết ra nhằm cam kết trả cho người bên thứ ba một số tiền nhất định.
Có 2 cách phổ biến mà Shipping Marks được xuất hiện trên thư tín dụng: Trường 46-A Documents Required và Trường 47-A Additional Conditions.
Shipping Marks là gì cùng những kiến thức cần biết đã được Proship Logistics giải đáp. Theo đó, nếu bạn đang hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng Quốc tế cần đặc biệt chú ý tới nhãn hiệu vận chuyển Shipping Marks này. Hãy tiếp tục cập nhật các tin bài chia sẻ tiếp theo và liên hệ với chúng tôi qua số 0909 344 247 để được báo giá Dịch vụ vận tải hàng đi Trung Quốc, Lào, Campuchia, Mỹ, các nước EU,…