x Bạn là hãng vận chuyển, doanh nghiệp XNK, các Forwarder,…cần cập nhật mới về các quy định, nội dung của Công ước SOLAS?
x Bạn quan tâm và muốn tìm hiểu sâu xa hơn về lịch sử hình thành, SOLAS đóng vai trò quan trọng ra sao trong lĩnh vực hàng hải, vận tải biển?
x Bạn muốn khám phá chi tiết hơn về các chương, bộ quy tắc, mục đích, phạm vi áp dụng của Công ước SOLAS?
Hãy cùng Proship.vn chúng tôi tìm hiểu xem SOLAS là gì? SOLAS quy định những gì, mục đích lập ra Công ước này là gì? Đặc biệt, đối với vận tải biển, vai trò của SOLAS Safety of Life at Sea là gì?,…mọi thắc mắc sẽ được Proship Logistics giải đáp ngay sau đây.
SOLAS là gì, viết tắt của từ gì?
SOLAS là gì? SOLAS có tên đầy đủ là Công ước về an toàn sinh mạng con người trên biển trong tiếng Anh là The International Convention for the Safety of Life at Sea (hay SOLAS Convention).

Công ước về an toàn sinh mạng con người trên biển được xem là một trong những Hiệp định quốc tế quan trọng nhất liên quan đến tàu buôn. Công ước đầu tiên về lĩnh vực này được thông qua vào năm 1914.
Công ước SOLAS gồm những nội dung gì?
Lịch sử hình thành, Bộ quy tắc, phạm vi, mục đích chính của Công ước SOLAS Safety of Life at Sea là gì? Cùng Proship Logistics cập nhật nội dung chi tiết sau:
Lịch sử hình thành Công ước SOLAS
Tóm tắt lịch sử hình thành Công ước SOLAS như sau:
- SOLAS đầu tiên được thông qua vào năm 1914 sau thảm họa chìm tàu Titanic năm 1912, khi hơn 1.500 người thiệt mạng do thiếu các biện pháp an toàn cần thiết như xuồng cứu sinh.
- Các phiên bản sau đó được cập nhật vào các năm 1929, 1948, 1960. Song phiên bản SOLAS 1974 đang được áp dụng rộng rãi và được sửa đổi, bổ sung thường xuyên để phù hợp với công nghệ, thực tiễn hàng hải hiện đại.
Quy định, nội dung của Công ước SOLAS
SOLAS gồm nhiều Chương, mỗi chương đề cập đến một khía cạnh cụ thể của an toàn hàng hải. Một số nội dung chính của SOLAS gồm:
- Chương I – Yêu cầu chung: Quy định về việc áp dụng, kiểm tra và chứng nhận các tiêu chuẩn an toàn.
- Chương II-1 – Cấu trúc, phân khoang và ổn định: Đảm bảo tàu có khả năng chống chìm và ổn định trong mọi điều kiện.
- Chương II-2 – Phòng cháy, chữa cháy và kiểm soát cháy: Quy định về hệ thống phòng cháy chữa cháy trên tàu.
- Chương III – Thiết bị cứu sinh: Yêu cầu về xuồng cứu sinh, phao cứu sinh và các thiết bị cứu hộ khác.
- Chương IV – Thông tin vô tuyến: Quy định về hệ thống liên lạc vô tuyến khẩn cấp.
- Chương V – An toàn hàng hải: Gồm các quy định về dẫn đường, khí tượng và hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn.
- Chương VI – Chở hàng: Hướng dẫn an toàn khi vận chuyển hàng hóa, bao gồm cả hàng nguy hiểm.
- Chương VII – Vận chuyển hàng nguy hiểm: Quy định chi tiết về cách xử lý và vận chuyển các loại hàng hóa nguy hiểm.
- Chương XI-2 – Bảo vệ tàu và cảng: Liên quan đến an ninh hàng hải, bao gồm các biện pháp chống khủng bố và cướp biển.
Phạm vi áp dụng của SOLAS
Công ước SOLAS 74 không áp dụng cho các tàu sau:
- Tàu chiến và tàu quân sự khác;
- Tàu hàng có tổng dung tích GT<500;
- Tàu có thiết bị đẩy không phải là cơ giới;
- Tàu gỗ có kết cấu thô sơ;
- Tàu du lịch không tham gia vào hoạt động thương mại;
- Tàu cá.
Mục đích của Công ước SOLAS
Mục đích chính của Công ước SOLAS là gì? SOLAS nhằm đưa ra các tiêu chuẩn tối thiểu về kết cấu, trang bị và khai thác tàu để bảo vệ an toàn sinh mạng cho tất cả mọi người trên tàu biển, bao gồm cả hành khách.

Bộ quy tắc thuộc Công ước SOLAS
Bộ quy tắc quốc tế dưới Công ước SOLAS được thiết lập nhằm đảm bảo an toàn và an ninh cho tàu thuyền và thuyền viên hoạt động trên biển, gồm:
- Bộ quy tắc quốc tế về Hệ thống An toàn Chống cháy (FSS Code): Quy định các yêu cầu về hệ thống phòng cháy chữa cháy trên tàu;
- Bộ quy tắc quốc tế về Áp dụng Quy trình Thử lửa (FTP Code): Đặt ra các quy trình thử nghiệm tiêu chuẩn với vật liệu, cấu trúc chống cháy trên tàu;
- Bộ quy tắc quốc tế về Vận chuyển Xô hàng rời rắn (IMSBC Code): Quy định các yêu cầu an toàn đối với việc vận chuyển hàng rời khô trên biển;
- Bộ quy tắc quốc tế về Thiết bị Cứu sinh (LSA Code): Đưa ra các tiêu chuẩn về thiết bị cứu sinh trên tàu;
- Bộ quy tắc quốc tế về Ổn định Nguyên vẹn (IS Code 2008): Quy định các yêu cầu về tính ổn định của tàu trong các điều kiện hoạt động bình thường;
- Bộ quy tắc quốc tế về An ninh Tàu và Bến Cảng (ISPS Code): Đặt ra các biện pháp an ninh để bảo vệ tàu và cơ sở cảng khỏi các mối đe dọa;
- Bộ quy tắc quốc tế về Xây dựng và Trang bị Tàu chở Hóa chất Nguy hiểm (IBC Code): Quy định các yêu cầu về kết cấu và trang thiết bị cho tàu chở xô hóa chất nguy hiểm dạng lỏng;
- Bộ quy tắc về Vận chuyển An toàn Nhiên liệu bức xạ hạt nhân, Plutonium và Chất Thải có mức độ phóng xạ cao (INF Code): Đặt ra các tiêu chuẩn an toàn cho việc vận chuyển các chất phóng xạ trên biển;
- Bộ quy tắc quốc tế về Xây dựng và Trang bị Tàu chở Khí hóa lỏng (IGC Code): Quy định các yêu cầu về kết cấu, trang bị cho tàu chở khí hóa lỏng;
- Bộ quy tắc quốc tế về Vận chuyển Hàng Nguy hiểm (IMDG Code): Đưa ra các yêu cầu an toàn cho việc vận chuyển hàng nguy hiểm trên biển;
- Bộ quy tắc quốc tế về An toàn Tàu Cao tốc (HSC Code 1994): Quy định các yêu cầu an toàn đối với tàu cao tốc theo phiên bản 1994;
- Bộ quy tắc quốc tế về An toàn Tàu Cao tốc (HSC Code 2000): Quy định các yêu cầu an toàn đối với tàu cao tốc theo phiên bản 2000;
- Bộ quy tắc Điều tra Tai nạn Hàng hải: Đưa ra các quy trình và tiêu chuẩn điều tra tai nạn hàng hải.
Tầm quan trọng của Công ước SOLAS
Tầm quan trọng của Công ước Safety of Life at Sea là gì? SOLAS nằm trong số ba “công cụ” quốc tế quan trọng nhất điều chỉnh an toàn hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm biển.
Công ước SOLAS ra đời là “kim chỉ nam” cho các hoạt động đảm bảo an ninh an toàn hàng hải trên thế giới bằng cách xây dựng bộ tiêu chuẩn tối thiểu về kết cấu, trang bị và khai thác tàu. Nhằm ứng đối kịp thời với sự phát triển của khoa học và công nghệ cũng như khắc phục những vấn đề thực tiễn phát sinh trong hoạt động hàng hải, Công ước đã liên tục được bổ sung và sửa đổi.

Với tầm quan trọng và vai trò của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển, các quốc gia, chủ tàu và người đi biển đã và đang nỗ lực phối hợp hành động để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro cho các hoạt động trên biển. Điều này sẽ giúp giảm bớt thiệt hại về người và tài sản, cũng như bảo vệ môi trường biển.
Công ước SOLAS là gì cùng những quy định liên quan tới Safety of Life at Sea là gì đã được chuyển tải một cách đầy đủ và chi tiết nhất…Proship Logistics chúng tôi là một trong các đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp vận chuyển hàng Đa phương thức linh hoạt, liên hệ ngay 0909 344 247 để được tư vấn và báo giá dịch vụ vận chuyển container đường biển nội địa, quốc tế giá rẻ tốt nhất.