x Bạn là nhà vận chuyển, doanh nghiệp, chủ hàng,…muốn tìm hiểu thuật ngữ trên cont như Tare weight nghĩa là gì?
x Bạn chưa biết công thức cách tính Tare weight như thế nào mới chuẩn xác nhất?
x Bạn thắc mắc khái niệm Tare weight và Gross tare weight có phải là một không? Cont 20 feet và Cont 40 feet có Tare weight bao nhiêu?
Tare weight là trọng lượng một container rỗng. Proship.vn chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ về thuật ngữ Tare Weight là gì? Cách tính Tare Weight như thế nào? Lý do tại sao Tare weight lại quan trọng trong vận chuyển là gì?,…và kích thước Tare Weight cont 20ft và Tare Weight cont 40ft là bao nhiêu sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Tare Weight là gì, có ý nghĩa gì? Cách tính Tare Weight ra sao?
Để hiểu rõ Tare Weight nghĩa là gì và cách tính Tare Weight thế nào. Cùng cập nhật nội dung sau:
Tare Weight là gì?
Tare Weight là thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng phổ biến trong Ngành logistics – vận chuyển hàng hóa. Vậy, Tare Weight là gì? Tare Weight còn được gọi là trọng tải bì, được hiểu là trọng lượng không tải hay trọng lượng của một chiếc xe tải trống hoặc một container rỗng.
Tare Weight sẽ có sự khác nhau phụ thuộc vào mỗi loại xe. Tùy vào nhu cầu vận chuyển hàng hóa mà Tare Weight sẽ có sự thay đổi. Trên thực tế, đằng sau mỗi container khô hay lạnh đều có một tem dán thể hiện các thông số kỹ thuật bao gồm Tare Weight (trọng tải bì) của chiếc container đó.
Trọng lượng vỏ hàng hóa là yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi vận chuyển hàng hóa, vì nó ảnh hưởng đến chi phí của lô hàng. Nếu tổng trọng lượng của lô hàng cao hơn trọng lượng ghi trên container, có thể dẫn đến chi phí bổ sung.

Gross Tare Weight là gì?
Nhiều người hay nhầm lẫn giữa Gross tare weight và Tare weight là một nhưng Gross tare weight là trọng lượng bì gộp. Trọng lượng bì gộp càng nhỏ thì chi phí vận chuyển càng ít. Hàng hóa luôn có trọng lượng cố định nên để giảm trọng lượng bì gộp chỉ có thể giảm khối lượng bao bì đóng gói.
* Ví dụ: Khi nhờ bên trung gian thu mua hộ, việc hàng hóa thì tiền theo cân nặng, tổng tải trọng hàng hóa sau khi đóng gói để quy đổi ra số tiền cần trả. Điều này hay còn gọi là gross weight mà trong bài trước chúng tôi đã chia sẻ. Cân nặng hay khối lượng tịnh (net weight) của hàng hóa không thể đổi.
Ý nghĩa của Tare Weight
Trên vỏ của các thùng container luôn dán tem hoặc in rõ con số cụ thể của Tare Weight. Doanh nghiệp có thể tìm thấy con số này ở bảng thông số kỹ thuật. Đây là trọng lượng của toàn bộ vỏ ngoài container theo thiết kế.
Khi vận chuyển bằng container, dựa vào chỉ số Tare Weight và Net Weight của hàng hóa, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tính Gross Weight (tổng trọng lượng) của một kiện hàng là bao nhiêu tấn.
Từ đó, bên vận chuyển và khách hàng có thể tính toán khối lượng và chi phí cho đơn hàng vận chuyển dựa trên Gross Weight (tổng trọng lượng) mà không mất quá nhiều thời gian.
* Ví dụ: Nếu Tare Weight của container là 2 tấn và Net Weight của hàng hóa trong container là 8 tấn, thì Gross Weight của kiện hàng đó sẽ là 10 tấn.
Tare Weight cont 20ft và Tare Weight cont 40ft bao nhiêu?
Mỗi loại container đều có kích thước nhất định. Container có nhiều loại, thiết kế và kích thước cụ thể từng loại có thể khác nhau ít nhiều (tùy nhà sản xuất). Song do nhu cầu tiêu chuẩn hóa để có thể sử dụng trên phạm vi toàn cầu, kích thước, ký mã hiệu container thường được áp dụng theo tiêu chuẩn ISO.
Theo tiêu chuẩn ISO 668:1995 quy định cho các kích thước và tải trọng của container đường biển. Theo tiêu chuẩn này, container được phân loại theo kích thước và được gán các mã hiệu để phân biệt. Các kích thước thông dụng của container được xác định bởi tiêu chuẩn này như sau:
Tare Weight Container 20 feet
Tare Weight Container 20 feet là:
- Trọng lượng vỏ container 20’: Khoảng 2,2 tấn;
- Tải trọng tối đa: 24,000 kg.

Tare Weight Container 40 feet
Tare Weight Container 40 feet là:
- Trọng lượng vỏ container 40’: Khoảng 4 tấn;
- Tải trọng tối đa: 30,480 kg.
Tại sao Tare Weight đóng vai trò quan trọng trong quản lý hậu cần và chuỗi cung ứng?
Trọng lượng bì Tare weight đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của quản lý hậu cần và chuỗi cung ứng. Một số lý do mà trọng lượng bì Tare weight quan trọng đó chính là:
Thanh toán chính xác
Biết được trọng lượng bì Tare weight cho phép tính toán chính xác trọng lượng tịnh của hàng hóa, đảm bảo tính phí công bằng và chính xác cho dịch vụ vận chuyển.
Lập kế hoạch tải hiệu quả
Hiểu được trọng lượng vỏ Tare weight giúp tối ưu hóa việc xếp và phân phối hàng hóa, tối đa hóa việc sử dụng không gian có sẵn và khả năng chịu trọng lượng.
Tuân thủ các quy định
Nhiều quốc gia có giới hạn trọng lượng cho xe cộ trên đường và cầu. Thông tin trọng lượng vỏ Tare weight chính xác giúp đảm bảo tuân thủ các quy định này.
Hải quan và thương mại quốc tế
Trọng lượng bì Tare weight thường được yêu cầu khi khai báo hải quan và chứng từ vận chuyển quốc tế.
Cân nhắc an toàn
Việc hiểu đúng trọng lượng vỏ Tare weight rất quan trọng để duy trì hoạt động bốc xếp an toàn và ngăn ngừa tình trạng quá tải của xe hoặc container.
Cách tính Tare Weight và quy định trọng lượng xe tải chở hàng
Sau đây là cách tính Tare Weight và các quy định cần biết về trọng lượng xe tải chở hàng:
Cách tính Tare Weight
Để tính toán Tare Weight của kiện hàng khi đã biết Gross Weight và Net Weight, bạn có thể sử dụng công thức sau:
Tare Weight = Gross Weight – Net Weight
Với hàng hóa vận chuyển đường hàng không, quy ước chung của Hiệp hội Hàng không Quốc tế (IATA), trọng lượng thực tế (V.W) tính bằng công thức:
V.W = (Dài x Rộng x Cao) / 6000
Trong đó, đơn vị đo lường là centimet. Công thức này được sử dụng để quy đổi trọng lượng thực tế của hàng hóa khi vận chuyển bằng đường hàng không.
Việc nắm vững Gross Weight, Net Weight và Tare Weight sẽ giúp dễ phân biệt và tính toán chính xác trong quá trình vận chuyển hàng hóa qua đường bộ, đường biển hay đường hàng không.

Quy định trọng lượng xe tải chở hàng
Tại hầu hết các quốc gia, có những quy định và Gross weight là một chiếc xe tải được chạy trên đường cao tốc. Tổng trọng lượng của một chiếc xe đầu kéo container là khoảng 36.000kg. Bao gồm cả trọng lượng của sản phẩm, bao bì và trọng lượng của xe đầu kéo.
Nếu một chiếc xe tải chở quá giới hạn này, công ty vận tải có thể bị phạt. Bởi thế, việc hiểu Net weight, Gross weight và Tare weight rất quan trọng. Các Công ty vận tải phải tính toán chính xác tổng trọng lượng của lô hàng trước khi vận chuyển.
Các xe chở quá nặng có nguy cơ làm hỏng cơ sở hạ tầng như cầu, đường. Đặc biệt ở các quốc gia hoặc khu vực có hệ thống giao thông kém phát triển như Việt Nam.
Thuật ngữ Tare Weight là gì cùng những kiến thức liên quan tới trọng lượng vỏ bì Tare Weight mà chúng tôi vừa chuyển tải, hi vọng sẽ thực sự hữu ích đối với các bác tài, doanh nghiệp, chủ hàng,…Liên hệ ngay 0909 344 247 để được tư vấn và báo giá trực tiếp các Dịch vụ vận tải hàng đa phương thức, vận chuyển container Bắc Nam/Quốc tế, cho thuê kho ngoại quan giá rẻ,…và nhiều dịch vụ khác chỉ có tại Proship Logistics.