Thương mại quốc tế là gì? Cùng Proship tìm hiểu chi tiết

x Các DN, Tập đoàn sản xuất, kinh doanh, XNK cần tìm hiểu chi tiết về Thương mại Quốc tế?
x Bạn muốn biết định nghĩa rõ ràng về thuật ngữ Thương mại Quốc tế là gì?
x Bạn muốn kết nối với một Nhà vận chuyển hàng Đa phương thức linh hoạt, tiết kiệm?

Thương mại quốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng, được xem là “cầu nối nền kinh tế” giữa các quốc gia trên thế giới. Song không phải ai cũng hiểu rõ thương mại quốc tế là gì. Vậy nên sau đây, Proship.vn sẽ giải đáp cụ thể thuật ngữ thương mại quốc tế là gì, lịch sử hình thành phát triển, cập nhật mới nhất quy trình giao dịch thương mại quốc tế, liệt kê các loại hình thương mại quốc tế hiện nay,…Quý Doanh nghiệp nào đang quan tâm mời tham khảo, tìm đọc và lưu lại kiến thức bên dưới để hỗ trợ công việc giao dịch sau này.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

Thương mại Quốc tế là gì?

Sự hình thành và phát triển của Thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế hình thành từ khá lâu đời nhưng chỉ thực sự phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Sự hình thành và phát triển này được chia thành 4 thời kỳ:

  • Thời kỳ thứ nhất (thế kỷ XIX TCN – thế kỷ IV): Trong thời kỳ này, hoạt động thương mại quốc tế được coi là hình thành khi các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa không còn bị bó hẹp trong phạm vi của từng quốc gia mà vượt ra khỏi biên giới. Nổi bật chính là sự ra đời của “con đường tơ lụa”, kết nối Châu Á với Châu Âu.
  • Thời kỳ thứ hai (thế kỷ V – XIII): Thời kỳ này do chiến tranh diễn ra liên tục nên hoạt động thương mại quốc tế chưa phát triển. Tuy nhiên, vấn có một số trao đổi, buôn bán hàng hóa diễn ra nhộn nhịp ở các thành phố của châu Âu và Trung Đông.
  • Thời kỳ thứ ba (thế kỷ XIV – năm 1945): Là thời kỳ đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, đặc biệt là các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,…
  • Thời kỳ thứ tư (từ năm 1945 – nay): Là thời kỳ bùng nổ, phát triển chưa từng thấy của thương mại quốc tế nhờ các thành tựu Khoa học, kỹ thuật. Điển hình là việc GATT, WTO ra đời.

Thương mại quốc tế là gì?

Thương mại quốc tế hay có tên gọi là International Trade, đây thực chất là hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia với nhau. Thông qua thương mại quốc tế, các quốc gia sẽ mua được hàng hóa với mức giá rẻ hơn ở thị trường mà mình tự  sản xuất ra. Hoặc có thể sử dụng các loại hàng hóa, dịch vụ trong nước không cung ứng và tự sản xuất ra.

Còn theo ủy ban của Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), thương mại quốc tế bao gồm tất cả các hoạt động kinh doanh liên quan đến thị trường quốc tế. Các hoạt động này sẽ bao gồm quá trình thương mại, đầu tư quốc tế như mua bán hàng hóa, bảo hiểm, tài chính, chuyển giao công nghệ thông tin, vận tải, du lịch,…

Nhờ thương mại quốc tế các nước sẽ cải thiện được sức mạnh kinh tế, đồng thời cải thiện luôn được mức sống của người dân. Tuy nhiên, lợi ích từ thương mại quốc tế sẽ không chia đều cho tất cả các quốc gia và mọi tầng lớp dân cư. Do đó, điều này làm nảy sinh thêm các khuynh hướng và biện pháp bảo hộ mậu dịch.

Thương mại quốc tế là gì? Cùng Proship tìm hiểu chi tiết
Thương mại Quốc tế là bộ phận xuất hiện sớm và chủ yếu nhất của quan hệ kinh tế quốc tế, là hoạt động trao đổi hàng hóa/dịch vụ giữa các nước với nhau.

=> Nói chung, hoạt động này thực tế đã có từ rất lâu, ban đầu chỉ là buôn bán hàng hóa hữu hình nhằm mang lại những lợi ích mà trong nước chưa làm được. Tuy nhiên, mãi đến vài thập kỷ gần đây, khi nền kinh tế thị trường phát triển, hoạt động thương mại quốc tế mới được đẩy mạnh, mở rộng ra cả hàng hóa vô hình, dịch vụ hay đầu tư lớn. Trong kinh doanh thương mại quốc tế, có những hiệp định và nguyên tắc được đặt ra và các quốc gia tham gia ký kết với nhau.

>>Xem thêm: Chứng nhận hợp quy là gì?

CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS

 

Tìm hiểu chi tiết về Thương mại Quốc tế hiện nay

Trong bối cảnh nền kinh tế đang mở cửa, hội nhập với thế giới, việc phát triển kinh tế đang trở thành một chiến lược quan trọng của rất nhiều quốc gia. Bí quyết để thành công của nhiều nước công nghiệp mới là nhận thức được mối quan hệ hữu cơ giữa phát triển kinh tế trong nước cũng như mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài. Hoạt động này chính là thương mại quốc tế. Sau đây, PROSHIP sẽ tiếp tục chia sẻ đến Quý Doanh nghiệp thông tin chi tiết về Thương mại Quốc tế sau khi bạn đã nắm rõ thương mại quốc tế là gì. Cụ thể như sau:

Có thể bạn quan tâm  CO giáp lưng là gì? Điều kiện, thủ tục cấp như thế nào?

Chủ thể tham gia Thương mại Quốc tế

Thương mại quốc tế là hoạt động kinh tế diễn ra giữa nhiều chủ thể của các quốc gia khác nhau. Vì thế, quá trình hoạt động thương mại quốc tế sẽ có 3 chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động này bao gồm:

* Các Doanh nghiệp: Doanh nghiệp được xem là chủ thể phổ biến nhất tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Đó có thể là cá nhân, tập thể các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp có thể là doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ hoạt động với mục tiêu khai thác lợi ích của thương mại quốc tế để thu lại lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình.

* Các Quốc gia: Các quốc gia tham gia vào thương mại quốc tế với vai trò rất đặc biệt vừa để khai thác tối đa lợi ích của thương mại quốc tế vào sự phát triển kinh tế quốc gia. Vừa tham gia thương mại quốc tế để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế trong nước một cách hiệu quả.

* Các Tổ chức quốc tế: Các tổ chức quốc tế tham gia vào thương mại quốc tế với mục tiêu chung đó là điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế để đảm bảo lợi ích và mục tiêu của các bên tham gia trong một khoảng thời gian nhất định. Có thể kể đến một số tổ chức tham gia thương mại quốc tế như:

  • Tổ chức Quốc tế: Tổ chức thương mại quốc tế (WTO);
  • Tổ chức Khu vực: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) hay Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA);
  • Tổ chức Chuyên ngành: Trung tâm thương mại quốc tế (ITC).

Đặc điểm của Thương mại Quốc tế

Hoạt động thương mại quốc tế là hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ với những đặc trưng cơ bản như sau:

  • Đối tượng thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế chính là hàng hóa và dịch vụ. Ngoài ra, đối tượng của thương mại quốc tế còn là các hình thức đầu tư để thu lại lợi nhuận của các hoạt động thương mại.
  • Các bên tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế là những chủ thể kinh tế khác quốc gia. Đó có thể là công ty, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế hay chính phủ.
  • Mục tiêu chính của người thực hiện các hoạt động thương mại đó chính là hoạt động thương mại để tạo ra lợi nhuận và sinh lời.
  • Các đơn vị tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế được phép kinh doanh, buôn bán tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ, ngành nghề theo đúng pháp luật quy định.
  • Hoạt động thương mại quốc tế không giới hạn trong phạm vi lãnh thổ của Việt Nam. Mà sẽ tùy theo góc độ nghiên cứu mà sẽ phát triển ở quy mô toàn thế giới, khu vực, thị trường nước xuất khẩu hay nhập khẩu.
  • Phương tiện thanh toán trong hoạt động thương mại quốc tế giữa bên bán và bên mua chính là đồng tiền có khả năng chuyển đổi.

Vai trò của Thương mại Quốc tế

Thương mại quốc tế đóng vai trò cực kỳ quan trọng với mỗi quốc gia, có thể kể đến lợi ích của thương mại quốc tế như:

  • Cho phép các quốc gia sử dụng hàng hóa phong phú với số lượng lớn hơn khả năng sản xuất hàng hóa, dịch vụ của mỗi nước;
  • Hoạt động thương mại quốc tế có sự tác động qua lại buộc các quốc gia phải tự thay đổi cơ cấu kinh tế, ngành nghề, vùng miền hay thành phần kinh tế để tăng khả năng cạnh tranh của quốc gia;
  • Thương mại quốc tế không đơn thuần là hoạt động xuất, nhập khẩu giữa các quốc gia, mà thể hiện sự phục thuộc tất yếu của quốc gia vào phân công lao động quốc tế thông qua chuỗi cung ứng quốc tế. Và thương mại quốc tế được xem là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế quốc gia dựa trên cơ sở phân công lao động và sự chuyên môn hóa quốc tế;
  • Thông qua hoạt động thương mại quốc tế các quốc gia sẽ tiến hành xây dựng, hoạch định và ban hành chính sách kinh tế sao cho phù hợp với đặc thù kinh tế và trình độ phát triển của quốc gia;
  • Là cơ sở để Chính phủ điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế thông qua việc vận dụng các công cụ (thuế quan và phi thuế quan) để tác động tới các hoạt động xuất nhập khẩu;
  • Tạo ra nhiều việc làm cho lao động trong nước, từ đó sẽ giảm được tỷ lệ lao động thất nghiệp và giảm gánh nặng cho xã hội.

Các loại hình Thương mại Quốc tế

* Thương mại quốc tế về Dịch vụ:

Dịch vụ được hiểu là những hoạt động tạo ra từ các sản phẩm không tồn tại dưới hình thái vật thể, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu để nhằm thoả mãn kịp thời các nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người. Thương mại quốc tế về dịch vụ thực hiện theo nhiều phương thức khác nhau. Theo GATS, có 04 phương thức cung cấp dịch vụ:

  • Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài: Là phương thức mà người tiêu dùng của nước này di chuyển sang lãnh thổ của một nước khác để tiêu dùng dịch vụ;
  • Cung cấp dịch vụ qua biên giới: Là phương thức dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ của nước này sang lãnh thổ của nước khác;
  • Hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài: Là phương thức nhà cung cấp dịch vụ của nước này thiết lập ra các hình thức hiện diện thương mại (như Công ty 100% vốn nước ngoài, Công ty liên doanh, Chi nhánh) trên lãnh thổ của nước khác để cung cấp các dịch vụ;
  • Hiện diện của thể nhân: Là phương thức thể nhân cung cấp dịch vụ của nước này di chuyển (tạm thời hoặc có thời hạn) sang lãnh thổ của một nước khác để cung cấp dịch vụ.
Có thể bạn quan tâm  Shipping Marks là gì? Ý nghĩa và tầm quan trọng ra sao?

* Thương mại quốc tế về Hàng hóa:

Thương mại quốc tế về hàng hóa bao gồm Thương mại quốc tế về hàng hóa hữu hình và thương mại quốc tế về hàng hóa vô hình. Trong đó, thương mại quốc tế về hàng hóa hữu hình bao gồm tất cả các hoạt động thương mại quốc tế liên quan đến hàng hóa nhìn thấy được, đo đếm được, từ máy móc thiết bị, đến nông sản, thực phẩm, nguyên, nhiên, vật liệu… Thương mại quốc tế về hàng hóa vô hình bao gồm thương mại quốc tế liên quan đến các hàng hóa không nhìn thấy được như phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả, độc quyền nhãn hiệu,…

Hàng hóa có thế được cung ứng ra thị trường quốc tế thông qua các phương thức sau:

  • Xuất, nhập khẩu hàng hóa;
  • Gia công quốc tế;
  • Tái xuất khẩu và chuyển khẩu.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

Quy trình các bước trong giao dịch Thương mại Quốc tế

Quy trình, thủ tục giao dịch sẽ phức tạp, chặt chẽ hơn nhiều so với các hoạt động thương mại thông thường. Cụ thể, quy trình các bước trong giao dịch thương mại quốc tế như sau:

Bước 1 – Inquiry (hỏi hàng)

Đây chính là bước đầu tiên, làm tiền đề cho các hoạt động thương mại quốc tế được diễn ra. Vì bước hỏi hàng được coi như là bước để hai bên thăm dò cũng như  tìm hiểu về nhu cầu mua bán của nhau. Nội dung của bước hỏi hàng là không giới hạn, nhằm để đảm bảo bên mua có được đầy đủ những thông tin cần thiết. Và bước này được xem là đưa ra để bên bán tiếp cận được khách hàng vậy nên bên mua không bị ràng buộc về trách nhiệm mà còn được tạo điều kiện để thăm dò về thị trường, sản phẩm.

Bước 2 – Offer (chào bán hàng)

Chào bán hàng là thao tác nghiệp vụ quan trọng trong giao dịch thương mại quốc tế. Trong bước chào bán hàng, bên bán cần thể hiện ý chí bán hàng qua các hình thức văn bản có tính pháp lý và thường là đơn chào hàng. Nếu như hỏi hàng là bước đầu để hai bên tìm hiểu lẫn nhau thì chào bán hàng được xem là bước thể hiện sự chào hàng 1 cách chính thức của bên bán với bên mua thông qua đơn chào hàng. Đơn chào hàng này phải thể hiện chi tiết về giá cả và nội dung của hàng hóa cũng như hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định.

Thương mại quốc tế là gì? Cùng Proship tìm hiểu chi tiết
Quy trình các bước giao dịch Thương mại Quốc tế phải có sự thống nhất, kết nối chặt chẽ giữa các bên liên quan mới đảm bảo giao dịch thành công.

Bước 3 – Counter offer or order (hoàn giá)

Hoàn giá chính là bước ngoặt cả về giá hay về các điều kiện giao dịch khác của bên mua hàng trên cơ sở đơn chào hàng của bên bán. Tuy nhiên, nếu như đơn chào hàng của bên bán đưa ra hoàn toàn phù hợp với những yêu cầu của bên mua, thì bên mua sẽ không phải mặc cả, hai bên không cần phải trao đổi lại vấn đề giá cả hoặc điều kiện giao dịch. Nói cách khác, trong trường hợp đấy thì sẽ không có bước hoàn giá mà được coi là 2 bên đã đạt được thỏa thuận. Lúc đó bên mua sẽ căn cứ vào đơn chào hàng để tiến hành, thực hiện đặt mua hàng.

Bước 4 – Order (đặt mua hàng)

Đặt mua hàng được xem là bước phản hồi của bên mua hàng với đơn chào hàng của bên bán nó thể hiện sự đồng ý để tiến hành giao dịch của bên mua với bên bán. Mặt khác, đặt mua hàng được coi như 1 lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ bên mua.

Bước 5 – Acceptance (chấp nhận)

Chấp nhận chính là bước thể hiện sự đồng ý của bên đề nghị ký hợp đồng đối với  bên đưa ra đề nghị, vì vậy mà đến bước chấp nhận. Nghĩa là hợp đồng thương mại quốc tế cũng được thành lập.

=> Và để cho Hợp đồng thương mại quốc tế có ý nghĩa pháp lý, những nội dung của Hợp đồng cần phải tuân thủ theo đúng quy định pháp luật quốc gia của bên tham gia cũng như những nguyên tắc chung của cộng đồng quốc tế đối với các hoạt động Thương mại Quốc tế.

Tại sao Dịch vụ vận tải hàng Đa phương thức đi Quốc tế tại PROSHIP ngày càng được tin chọn?

Trước nhu cầu chuyển gửi, xuất nhập khẩu hàng hóa tăng cao từ thị trường, PROSHIP.VN đã cho triển khai mạnh mẽ “Dịch vụ vận chuyển hàng hóa đi Quốc tế đa phương thức giá rẻ” với quy trình chuyên nghiệp từ khâu vận hành tới kinh doanh nhằm mang tới cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất. Giá cước chuyển hàng bằng container Việt Nam đi Quốc tế luôn thấp, rẻ hơn thị trường nhưng không phải vì thế mà giảm chất lượng dịch vụ, đơn vị sẽ phục vụ tốt nhất có thể.

Có thể bạn quan tâm  CY là gì trong xuất nhập khẩu? Giải đáp thông tin từ A-Z

Chúng tôi luôn hướng tới mục tiêu cân đối chi phí để vấn đề ngân sách không trở thành gánh nặng cho Doanh nghiệp. Proship sẽ mang lại các giải pháp vận tải phù hợp đáp ứng các nhu cầu khách hàng. Tự tin có đủ năng lực để đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển tận nơi (Door to Door) thông qua việc phối hợp nhiều hình thức vận tải khác nhau như:

  • Vận tải đường bộ kết hợp đường biển;
  • Vận tải đường bộ kết hợp đường không;
  • Vận tải đường bộ kết hợp đường sắt;
  • Vận tải đường kết hợp đường không và đường sắt;
  • Vận tải đường biển kết hợp đường thủy nội địa và đường bộ.

Proship áp dụng vận tải đa phương thức với các ưu điểm:

  • Linh hoạt – Nhanh chóng – An toàn – Tiết kiệm;
  • Hệ thống kho bãi rộng lớn;
  • Hệ thống đại lý rộng khắp, an toàn;
  • Đội ngũ tư vấn nhiệt tình, có trách nhiệm.
Thương mại quốc tế là gì? Cùng Proship tìm hiểu chi tiết
Proship.vn là một trong những đơn vị vận tải đa phương thức siêu tiết kiệm, an toàn cung cấp dịch vụ chất lượng tốt nhất hiện nay.

Phương thức nhận và giao hàng linh hoạt tại Proship

  • Nhận tận nơi, giao tận nơi (Door to Door): Mọi hoạt động vận chuyển hàng XNK được Proship đảm nhiệm. Chúng tôi sẽ nhận và giao hàng tận nơi tại địa chỉ yêu cầu;
  • Nhận tận nơi, giao tại kho: Proship sẽ điều xe đến nhận hàng tận nơi, tập kết tại kho và vận chuyển đến kho gần địa chỉ giao hàng. Sau đó, khách đến kho Proship để nhận hàng;
  • Nhận tại kho, giao tận nơi: Quý khách sẽ chuyển hàng đến kho Proship. Sau đó, chúng tôi tiến hành giao hàng tận nơi theo yêu cầu;
  • Nhận tại kho, giao tại kho: Quý khách sẽ vận chuyển hàng đến kho Proship. Sau đó, chúng tôi sẽ tiến hành vận chuyển đến kho hàng Proship tại vị trí gần với địa chỉ giao hàng. Sau đó, khách hàng sẽ đến kho chúng tôi nhận hàng về.

Với Dịch vụ vận tải đa phương thức, Proship nhận gom hàng tận nơi

  • Khu vực miền Bắc: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Hòa Bình, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Giang, Tuyên Quang,…;
  • Khu vực miền Trung và Tây Nguyên: Thanh Hóa; Nghệ An; Hà Tĩnh; Quảng Bình; Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế; Đà Nẵng; Quảng Nam; Quảng Ngãi; Bình Định; Phú Yên; Khánh Hòa; Ninh Thuận; Bình Thuận; Kon Tum; Gia Lai; Đắc Lắc; Đắc Nông và Lâm Đồng;
  • Khu vực miền Nam và miền Tây: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, Đồng Tháp, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa-Vũng Tàu, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cần Thơ, Bình Thuận, Ninh Thuận,…;
  • Tại các KCN lớn: Phước Đông, Đức Hòa III, Nhơn Hội Bình Định, Mỹ Phước 3, Tân Khai, Minh Hưng, Đồng Xoài, Tân Phú Trung, Hàm Kiệm, Bình Thuận, Bàu Xéo, Lộc An – Bình Sơn, Giang Điền, An Tây, Bỉm Sơn, Long Đức, Du Long, An Hòa; Long Hương, Tam Điệp II, Trâm Vàng, Cát Trinh, Mỹ Yên – Tân Bửu – Long Hiệp; Khánh Phú, Bá Thiện 2, Nhơn Hòa, Yên Phong II, Cộng Hoà, Đông Anh, Sóc Sơn, Long Khánh, Dầu Giây, Tân Thành, Tàu thủy Soài Rạp, Khai Quang Vĩnh Phúc, Gián Khẩu, KCN Thạnh Đức, KCN Sông Công 2, KCN Bắc Đồng Phú, KCN Thuận Yên,…và các Khu chế xuất, Cụm Công nghiệp tiềm năng trải dài từ Bắc chí Nam.

Cước phí vận tải đa phương thức tùy thuộc thông tin khách hàng cung cấp

  • Loại hàng hóa cần vận chuyển là gì?
  • Số lượng hàng hóa cần vận chuyển bao nhiêu?
  • Kích thước hàng hóa vận chuyển thế nào?
  • Nơi nhận và gửi hàng ở đâu?
  • Thời gian vận tải hàng đa phương thức mất bao lâu?
  • Một số yếu tố khác: Phí bốc xếp 2 đầu, phí đường cấm, phí cẩu hàng và VAT,..

Phương tiện Proship sử dụng chuyển gửi hàng đến các tỉnh, thành

  • Xe tải trọng nhỏ: 500kg; 1 tấn; 1,5 tấn; 2,5 tấn; 3 tấn; 5 tấn;
  • Xe tải trọng lớn: 8 tấn; 10 tấn; 15 tấn; 20 tấn;
  • Xe Container 10 feet, 20 feet, 40 feet, 45 feet,…Container lạnh đa tải trọng và các loại xe chuyên dụng khác.

Dịch vụ vận tải, e-Logistics Proship đã và đang cung cấp

  • Vận tải container bằng đường sắt;
  • Vận tải đường bộ bằng xe container và xe tải;
  • Vận tải hàng bằng đường hàng không;
  • Vận tải đường biển;
  • Vận tải hàng hóa bằng container lạnh;
  • Vận tải hàng dự án kết hợp đa phương thức;
  • Vận tải hàng lẻ, hàng rời, hàng đặc thù, hàng siêu trường siêu trọng.

Trên đây là tổng hợp những kiến thức cần biết về thương mại quốc tế giúp Quý Doanh nghiệp nào đang quan tâm hiểu rõ thương mại quốc tế là gì, có đặc điểm gì, vai trò ra sao, các loại hình thương mại quốc tế phổ biến hiện nay gồm những gì,…Từ đây, các Cá nhân hoặc đơn vị kinh doanh nào có nhu cầu thực hiện những giao dịch thương mại sẽ có thêm kinh nghiệm xử lý một số vấn đề phát sinh trong quá trình trao đổi hàng hóa/sản phẩm. Để được tư vấn trực tiếp và nhận báo giá Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa bằng các phương thức vận tải tối ưu giá rẻ, vui lòng liên hệ với Công ty Cổ phần Proship theo Hotline bên dưới.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn