x Bạn là doanh nghiệp, chủ hàng tham gia vào hoạt động XNK đường bộ, đường biển, đường sắt hay đường hàng không cần tìm hiểu về vận đơn?
x Bạn muốn biết hiện có bao nhiêu vận đơn, cách thức phân loại thế nào?
x Bạn muốn biết vận đơn có chức năng, tác dụng và tính pháp lý ra sao?
Muốn biết vận đơn là gì, có chức năng gì, có mấy loại vận đơn phổ biến hiện nay,…hãy cùng Proship.vn chúng tôi tìm đọc nội dung chia sẻ bên dưới để có lời giải đáp thỏa đáng nhất về Bill of Lading. Đồng thời qua đây, doanh nghiệp cũng sẽ biết được vận đơn có được chuyển nhượng hay không.
Vận đơn là gì? Nội dung bao gồm những gì?
Cùng Proship tìm hiểu về khái niệm vận đơn và các thông tin, nội dung bên trong vận đơn gồm những gì sau đây:
Khái niệm vận đơn
Vận đơn là gì? Vận đơn (Bill of Lading – B/L) là chứng từ quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Đây là tài liệu xác nhận việc vận chuyển hàng hóa từ người gửi đến người nhận thông qua đơn vị vận chuyển.
Vận đơn đóng vai trò như một bằng chứng hợp pháp về quyền sở hữu hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. Đối với các doanh nghiệp và cá nhân, vận đơn giúp theo dõi, quản lý hàng hóa một cách hiệu quả và minh bạch, đảm bảo rằng hàng hóa sẽ được giao đúng địa điểm, đúng người nhận.

Nội dung vận đơn
Trong một tờ vận đơn sẽ thể hiện các thông tin:
- Tên và địa chỉ người vận tải, những chỉ dẫn khác theo yêu cầu;
- Cảng xếp hàng;
- Cảng dỡ hàng;
- Tên và địa chỉ người gửi hàng;
- Tên và địa chỉ người nhận hàng (rất quan trọng);
- Đại lý, bên thông báo chỉ định;
- Tên hàng, ký mã hiệu, số lượng kiện, trọng lượng cả bì hoặc thể tích;
- Cước phí và phụ phí trả cho người vận tải, điều kiện thanh toán;
- Thời gian và địa điểm cấp vận đơn;
- Số bản gốc vận đơn;
- Chữ ký của người vận tải (hoặc của thuyền trưởng hoặc người đại diện của thuyền trưởng, hoặc đại lý.
Tác dụng, chức năng và tính pháp lý của vận đơn Bill of Lading
Khi đã hiểu được khái niệm vận đơn là gì thì việc tìm hiểu về tác dụng và tính pháp lý của Bill of Lading cũng thực sự cần thiết. Cụ thể:
Tác dụng của vận đơn
Các tác dụng của vận đơn được chỉ ra:
- Là chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hóa;
- Là căn cứ khai hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa;
- Là căn cứ xác định số lượng hàng được người bán gửi cho người mua, dựa vào đó người ta thống kê, ghi sổ, theo dõi việc thực hiện hợp đồng;
- Là tài liệu kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán gửi cho người mua (hoặc ngân hàng) để thanh toán tiền hàng.
Chức năng của vận đơn
Các chức năng của vận đơn được chỉ ra:
- Là bằng chứng xác nhận Hợp đồng vận tải đã được ký kết và chỉ rõ nội dung của hợp đồng đó;
- Là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với những hàng hóa đã ghi trên vận đơn. Từ đây, vận đơn là một loại giấy tờ có giá trị, dùng để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng;
- Là biên lai của người vận tải xác nhận đã nhận hàng để chuyên chở.
Cơ sở pháp lý của vận đơn
Vận đơn không chỉ là một công cụ hữu ích trong quản lý vận tải mà còn được quy định và bảo vệ bởi các cơ sở pháp lý quan trọng.
Trong đó, Công ước quốc tế về vận tải biển (Hague-Visby Rules), Công ước về vận tải hàng không (Warsaw Convention), và các quy định pháp luật trong nước đều có những điều khoản cụ thể liên quan đến việc sử dụng và quản lý vận đơn.
Tại Việt Nam, vận đơn được điều chỉnh bởi Bộ luật Hàng hải, Luật Giao thông đường bộ và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vận tải.
Liệt kê các loại vận đơn thông dụng phổ biến
Vận đơn là gì đã được giải đáp, vậy có các loại vận đơn nào? Hiện nay, có nhiều loại vận đơn khác nhau, mỗi loại phục vụ cho các nhu cầu và mục đích vận chuyển nhất định. Một số vận đơn phổ biến mà Proship tổng hợp được gồm:
Phân loại dựa vào đặc điểm hành trình vận chuyển
Dựa vào đặc điểm hành trình vận chuyển có các vận đơn:
- Vận đơn đi suốt (Through B/L): Hàng hóa qua nhiều phương tiện và cảng trung chuyển;
- Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): Hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ cảng xếp đến cảng đến, không qua trung chuyển;
- Vận đơn đa phương thức (Multimodal Transport B/L): Dùng cho vận chuyển kết hợp (biển, bộ, hàng không).
Phân loại dựa vào tình trạng hàng hóa trên tàu
Dựa vào tình trạng hàng hóa trên tàu có các vận đơn:
- Vận đơn đã xếp tàu (On board B/L): Lập sau khi hàng đã xếp lên tàu và sẵn sàng vận chuyển, thường dùng làm thủ tục hải quan tại cảng đến;
- Vận đơn chưa xếp tàu (Shipped on board B/L): Cấp khi hàng chưa lên tàu nhưng người gửi cần chứng từ đảm bảo vận chuyển. Có thể gây chậm trễ hoặc hàng không được xếp lên tàu.
Phân loại dựa vào ghi chú trên vận đơn
Dựa vào ghi chú trên vận đơn có các vận đơn:
- Vận đơn không hoàn hảo (Fouled B/L): Có ghi chú về tình trạng hư hỏng, mất mát hoặc thiếu hụt hàng hóa;
- Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): Không ghi chú về hư hỏng, mất mát hay thiếu hụt hàng hóa.

Phân loại dựa vào khả năng chuyển nhượng
Dựa vào khả năng chuyển nhượng có các vận đơn:
- Vận đơn theo lệnh (Order B/L): Có thể chuyển nhượng bằng cách ký hậu. Thường dùng trong giao dịch thương mại quốc tế;
- Vận đơn vô danh (Bearer B/L): Ai có vận đơn gốc đều có thể nhận hàng. Ít dùng vì rủi ro mất mát cao;
- Vận đơn đích danh (Straight B/L): Chỉ giao hàng cho người có tên trên vận đơn. Đảm bảo hàng chỉ được nhận bởi đúng người.
Các loại vận đơn khác
Các vận đơn đặc biệt như vận đơn nhà (House Bill of Lading) dành cho Công ty giao nhận vận tải, vận đơn chính (Master Bill of Lading) do hãng tàu phát hành và vận đơn Đa phương thức (Multimodal Bill of Lading) cho các loại hình vận tải kết hợp.
Có được chuyển nhượng vận đơn hay không?
Căn cứ Điều 162 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về việc chuyển nhượng vận đơn:
Chuyển nhượng vận đơn
1. Vận đơn theo lệnh được chuyển nhượng bằng cách ký hậu vận đơn. Người ký hậu cuối cùng có quyền phát lệnh trả hàng trong vận đơn theo lệnh là người nhận hàng hợp pháp.
2. Vận đơn vô danh được chuyển nhượng bằng cách người vận chuyển trao vận đơn vô danh đó cho người được chuyển nhượng. Người xuất trình vận đơn vô danh là người nhận hàng hợp pháp.
3. Vận đơn đích danh không được chuyển nhượng. Người có tên trong vận đơn đích danh là người nhận hàng hợp pháp.

Tóm lại, việc chuyển nhượng vận đơn được quy định như sau:
- Vận đơn ĐƯỢC chuyển nhượng là vận đơn theo lệnh, vận đơn vô danh;
- Vận đơn KHÔNG ĐƯỢC chuyển nhượng là vận đơn đích danh.
Vận đơn là gì và các loại vận đơn phổ biến cũng như chức năng, tác dụng, nội dung trong vận đơn, cơ sở pháp lý của vận đơn, có được phép chuyển nhượng vận đơn hay không,…là những kiến thức căn bản về Bill of Lading mà Proship Logistics muốn chuyển tải tới quý bạn đọc, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Mọi thắc mắc liên quan tới vận đơn đường sắt, bộ, biển, hàng không, liên hệ ngay 0909 344 247 để được giải đáp.