Backlog là gì? Vai trò, quy trình và có những phương pháp nào?

x Các doanh nghiệp, xưởng sản xuất, kinh doanh hàng hóa công nghiệp và nhiều ngành nghề khác muốn tìm hiểu sâu xa hơn về thuật ngữ Backlog là gì?
x Bạn thắc mắc Backlog trong doanh nghiệp có vai trò quan trọng ra sao?
x Bạn quan tâm và cần tìm hiểu về các phương pháp ứng dụng, quản lý Backlog sao cho hiệu quả, tối ưu chi phí, công sức, thời gian,…?

Backlog là gì cùng kiến thức liên quan tới Backlog trong chuỗi cung ứng logistics sẽ được Proship.vn chúng tôi thông tin một cách chi tiết, đầy đủ nhất trong khuôn khổ bài chia sẻ tin tức sau đây để các shop online, doanh nghiệp,…nắm rõ và áp dụng các phương pháp quản lý Backlog sao cho hiệu quả.

Backlog: Khái niệm và nội dung trong Backlog

Cùng Proship tìm đọc nội dung sau để hiểu rõ về Backlog và nội dung trong Backlog gồm những gì:

Backlog là gì?

Backlog là gì? Backlog là thuật ngữ trong vận chuyển đơn hàng. Các đơn hàng đã được gửi đi nhưng chưa đến thời điểm giao hàng, gọi là Backlog.

Trong nguyên tắc của vận chuyển hàng hóa, Backlog càng lớn là dấu hiệu của việc khách hàng muốn mua hàng và đang chờ nhận hàng của bạn vào thời điểm trong tương lai.

Backlog là gì? Vai trò, quy trình và có những phương pháp nào?
Backlog (tồn đọng hay công việc tồn đọng) là thuật ngữ sử dụng để chỉ các đơn hàng chưa được xử lý và chưa được giao hàng trong một khoảng thời gian dài.

Nội dung cơ bản trong Backlog

Một Backlog gồm các thông tin sau:

  • Danh sách công việc;
  • Người thực hiện;
  • Kỳ hạn hoàn thành;
  • Mức độ ưu tiên;
  • Tình trạng công việc.
Có thể bạn quan tâm  Hãng tàu CMA CGM của nước nào? Quy mô ra sao?

NÊN ĐỌC: Dịch vụ vận chuyển Container uy tín, giá tốt

Vai trò của Backlog trong Doanh nghiệp

Vai trò của Backlog là gì trong doanh nghiệp? Proship sẽ liệt kê các vai trò điển hình của Backlog như sau:

Xác định mức độ ưu tiên để phân công nhiệm vụ dễ dàng

Mỗi Backlog đều liệt kê và được sắp xếp theo mức độ ưu tiên thích hợp. Điều này sẽ giúp người quản lý dễ dàng giao việc cho nhân viên trong các kế hoạch làm việc.

Theo dõi tiến độ công việc từng thành viên

Nhờ Backlog sẽ tạo được sự chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ, giúp nhân viên tránh quên công việc hoặc để công việc bị bỏ sót.

Xây dựng kế hoạch cụ thể cho công việc chung của nhóm

Backlog tạo sự đồng nhất trong các mục công việc giúp đẩy nhanh thời gian hoàn thành kế hoạch cho nhóm. Nhờ danh sách công việc này, nhân viên có thể tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Định hướng phát triển phù hợp với sản phẩm, dịch vụ

Bằng cách thể hiện chi tiết các tính năng, cải tiến hoặc yêu cầu từ phía khách hàng, Backlog giúp tạo ra những biện pháp khắc phục và định rõ chiến lược phát triển sản phẩm/dịch vụ.

Giúp thành viên thảo luận sâu hơn và tìm ra mấu chốt dự án

Backlog giúp mở ra cái nhìn chi tiết về nhiệm vụ cần thực hiện, từ đó tạo ra sự hiểu biết và đồng thuận chung trong nhóm.

Các phương pháp quản lý hiệu quả Backlog

Các phương pháp giúp quản lý hiệu quả Backlog là gì? Đó chính là:

Phương pháp Agile và Scrum

Agile và Scrum là một khung công việc linh hoạt được ứng dụng nhiều trong phát triển phần mềm, quản lý dự án:

  • Sprint Backlog chứa các công việc được chọn để hoàn thành trong một Sprint cụ thể;
  • Product Backlog chứa tất cả các yêu cầu và tính năng của sản phẩm cần thực hiện;
  • Quy trình Scrum cung cấp cơ chế để ưu tiên và quản lý Backlog trong quá trình phát triển sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm  Quy tắc xuất xứ hàng hóa là gì? Có vai trò như thế nào?

Ứng dụng Excel để quản lý Backlog

Là phương pháp đơn giản để tạo, quản lý Backlog cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Sử dụng Excel hoặc Google Sheet giúp:

  • Nhà quản trị tạo danh sách công việc, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, ghi chú thời gian dự tính và người thực hiện theo các cột và hàng trong bảng tính;
  • Phần mềm cung cấp tính năng lọc, tìm kiếm và sắp xếp dữ liệu, công việc giúp các thành viên trong dự án dễ dàng quản lý và tìm kiếm thông tin.

Phương pháp đánh giá ưu tiên MoSCoW

Mô hình MoSCoW là viết tắt của: Must-have, Should-have, Could-have và Won’t-have. Cụ thể:

  • Must-have: Là những yêu cầu bắt buộc và cần thiết phải hoàn thành;
  • Could-have: Là những yêu cầu có thể được thực hiện nếu có thời gian và tài nguyên;
  • Should-have: Là những yêu cầu quan trọng nhưng chưa cần hoàn thành gấp;
  • Won’t-have: Là những yêu cầu không được ưu tiên hoặc loại bỏ.
Backlog là gì? Vai trò, quy trình và có những phương pháp nào?
Các phương pháp quản lý Backlog hiệu quả đó là Agile và Scrum; Sử dụng Excel hoặc Google Sheet; đánh giá ưu tiên MoSCoW; Quản lý Kanban; hay sử dụng phần mềm 1Office.

Phương pháp quản lý Kanban

Kanban là phương pháp quản lý công việc dựa trên hệ thống bảng Kanban. Bảng Kanban được chia thành các cột đại diện cho trạng thái công việc gồm: To-do, In Progress, Done,…

  • Kanban hỗ trợ quản lý Backlog bằng cách cho phép theo dõi, điều chỉnh công việc theo trạng thái và ưu tiên;
  • Bằng cách kéo thả, các công việc được di chuyển qua các cột tương ứng khi chúng trong tiến trình hoặc hoàn thành.

Sử dụng phần mềm quản trị công việc, quản lý Backlog hiệu quả

1Office là phần mềm quản lý công việc là giải pháp ưu tiên số một cho mọi loại hình doanh nghiệp Việt với ưu điểm:

  • Tạo lập kế hoạch, sắp xếp công việc theo mức độ ưu tiên, tạo công việc con ràng buộc tiến độ và phân quyền chặt chẽ với công việc cha;
  • Đa dạng hình thức báo cáo theo phần trăm người dùng tự báo cáo, tỷ lệ hoàn thành khối lượng, tỷ lệ hoàn thành đầu việc và tỷ trọng công việc con;
  • Dễ theo dõi và quản lý tiến độ công việc qua nhiều màn hình hiển thị như: Danh sách, Gantt Chart, Lịch biểu, Kanban;
  • Quản lý tập trung tài liệu duy nhất trên một phần mềm, linh hoạt trong việc chia sẻ, phân quyền sử dụng và bảo mật dữ liệu.
Có thể bạn quan tâm  C/O form B là gì? Quy trình xin C/O form B như thế nào trong XNK?

ĐỌC THÊM: Nhận vận chuyển Container Lạnh giá tốt

Quy trình các bước xây dựng Backlog hiệu quả

Quy trình xây dựng Backlog một cách hiệu quả, bền vững như sau:

Bước 1: Tạo Product Roadmap

Product roadmap là cơ sở cho Product Backlog. Trước tiên, một nhóm nên tạo một lộ trình sản phẩm, đóng vai trò như một kế hoạch hành động về cách sản phẩm sẽ phát triển và thay đổi trong quá trình phát triển. Lộ trình sản phẩm là tầm nhìn dài hạn về việc phát triển sản phẩm.

Bước 2: Liệt kê hạng mục Product Backlog

Sau khi thiết lập Product Roadmap, nhóm có thể bắt đầu liệt kê hạng mục tồn đọng sản phẩm. Danh sách này nên chứa các mục công việc được ưu tiên và các ý tưởng thực hiện.

Trong quá trình tạo Product Backlog, cần liên lạc với các bên liên quan và lắng nghe ý kiến của họ để cải tiến sản phẩm. Nếu áp dụng phương pháp Agile, có thể tổ chức các cuộc thảo luận như một phần của cuộc họp lập kế hoạch Sprint.

Backlog là gì? Vai trò, quy trình và có những phương pháp nào?
Mỗi doanh nghiệp khi áp dụng Backlog cần nắm rõ quy trình xây dựng Backlog để đạt hiệu quả cao trong trong quản lý dự án và phát triển sản phẩm.

Bước 3: Xác định mức độ ưu tiên công việc tồn đọng

Sau khi đội nhóm đã liệt kê các mục công việc tồn đọng của sản phẩm, hãy sắp xếp và ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng nhất. Có thể xác định các mặt hàng ưu tiên bằng cách đặt mình vào vị trí khách hàng và xem xét những mục nào mang lại giá trị cao nhất cho họ.

Bước 4: Cập nhật thường xuyên

Dựa vào Product Backlog, doanh nghiệp có thể liên tục bổ sung các mục công việc vào danh sách tồn đọng và ưu tiên hoặc cải thiện Product Backlog trong quá trình làm việc.

Backlog là gì và Backlog đóng vai trò quan trọng ra sao trong chuỗi cung ứng logistics, phương pháp nào giúp quản lý Backlog một cách hiệu quả và quy trình xây dựng Backlog thế nào đã được Proship Logistics thông tin nhanh cho Quý doanh nghiệp, các shop kinh doanh online, các sàn TMĐT nắm rõ.

Mọi thắc mắc liên quan hoặc nếu có nhu cầu thuê kho ngoại quan Bonded Warehouse giá rẻ và các dịch vụ khác, liên hệ 0909 344 247 để được tư vấn, báo giá trực tiếp.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn