Carrier là gì? Đóng vai trò như thế nào?

x Bạn là doanh nghiệp, chủ hàng, nhà nhập khẩu,…cần tìm hiểu sâu xa hơn về Carrier trong logistics, vận tải hàng hóa?
x Bạn muốn biết Carrier đóng vai trò quan trọng ra sao trong quá trình xuất nhập khẩu? Carrier được phân loại thế nào?
x Bạn chưa hiểu rõ về trách nhiệm của Carrier trong quá trình làm thủ tục hải quan, thông quan hàng XNK là gì?

Trong khuôn khổ bài viết này, Proship.vn chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc đặt ra ở trên về thuật ngữ Carrier là gì? Carrier đóng vai trò quan trọng ra sao trong xuất nhập khẩu – logistics? Carrier trong quá trình làm thủ tục hải quan có trách nhiệm gì?…Hoặc nếu nhập khẩu hàng hóa thì nên chọn Carrier hay Forwarder để đảm bảo quá trình thông quan, nhập hàng được thuận lợi, suôn sẻ? Cùng Proship tìm hiểu để có lời giải đáp nhé.

Thuật ngữ “Carrier” là gì? Phân loại ra sao?

Để hiểu rõ khái niệm và các loại Carrier, cùng Proship tìm đọc nội dung sau:

Carrier là gì?

Carrier là gì? Carrier trong Ngành logistics là bên vận chuyển hàng hóa, các Doanh nghiệp, Công ty hoặc Cá nhân, Tổ chức đảm nhận trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đích theo yêu cầu đã định của chủ hàng, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển nhất.

Có thể bạn quan tâm  Kim ngạch là gì? Ý nghĩa, vai trò và công thức tính Kim ngạch

Đây có thể là các Công ty vận tải hàng hóa đường bộ, đường biển, đường hàng không, hoặc các Nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp. Tùy thuộc lựa chọn và khoảng cách giữa điểm xuất phát, điểm đến mà khách hàng sẽ chọn Đơn vị Carrier phù hợp.

Carrier là gì? Đóng vai trò như thế nào?
Carrier là Người vận chuyển để chỉ Cá nhân, Công ty hoặc Tổ chức chịu trách nhiệm vận tải hàng hóa từ địa điểm này tới điểm đích khác.

Các loại Carrier trong xuất nhập khẩu

Có hai loại Carrier phổ biến trong logistics:

  • Contract Carrier:

Là các Công ty vận chuyển thuê chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ dựa trên các hợp đồng trong một khoảng thời hạn nhất định được thoả thuận trong văn bản giao kết. Trong thời hạn  hợp đồng có hiệu lực, công ty vận chuyển phải có trách nhiệm vận chuyển cho khách hàng.

  • Common Carrier:

Là các Công ty chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa cho Cá nhân, Doanh nghiệp. Các Công ty cung cấp Dịch vụ common carrier làm việc theo từng đơn hàng và hết nhiệm vụ khi đơn hàng đó được giao tới điểm đến an toàn.

Nên chọn Common Carrier hay Contract Carrier?

Khi tìm kiếm đối tác vận chuyển, quyết định giữa việc chọn Common Carrier và Contract Carrier phụ thuộc tính chất của doanh nghiệp, khối lượng vận chuyển và nhu cầu mang tính thời điểm:

  • Common Carrier:

Thích hợp cho các Doanh nghiệp gửi khối lượng hàng hoá nhỏ hoặc chỉ cần chuyển hàng một hoặc vài lần.

  • Contract Carrier:

Thích hợp cho các Doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển hàng hoá thường xuyên, hoặc cần vận chuyển hàng hoá số lượng lớn và đặc thù như dầu, khí, y tế, vật liệu nguy hiểm.

Carrier trong Ngành xuất nhập khẩu đóng vai trò ra sao?

Vai trò của Carrier là gì? Carrier đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng hoặc đến điểm đích cuối cùng. Vai trò chính mà Carrier đảm nhận trong Logistics – xuất nhập khẩu là:

Carrier thực hiện vận tải hàng hóa

Carrier thực hiện vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đích. Họ có thể sử dụng các phương tiện vận tải đa dạng như xe tải, container, tàu biển, máy bay, để đáp ứng các yêu cầu vận chuyển khác nhau.

Có thể bạn quan tâm  Trouble trong logistics là gì? Có vai trò, đặc điểm ra sao?

Carrier quản lý chuỗi cung ứng hàng hóa

Carrier đóng vai trò quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng, đảm bảo hàng hóa được vận chuyển đúng lịch trình và đến đích đúng giờ. Họ phải làm việc chặt chẽ với các bên liên quan khác như nhà sản xuất, nhà kho và đại lý giao nhận để đảm bảo quá trình vận chuyển diễn ra thuận lợi.

Carrier là gì? Đóng vai trò như thế nào?
Carrier đóng vai trò quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng, vận tải hàng hóa, đảm bảo an toàn hàng hóa, quản lý hạ tầng vận tải hàng hóa,…

Carrier quản lý hạ tầng vận tải hàng hóa

Carrier phải đảm bảo cơ sở hạ tầng vận chuyển của họ hoạt động hiệu quả, đáng tin cậy. Điều này gồm bảo trì, sửa chữa và nâng cấp các phương tiện và hệ thống vận chuyển để đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả.

Carrier đảm bảo an toàn cho hàng hóa

Carrier phải tuân thủ các quy định về an toàn hàng hóa để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển một cách an toàn, tránh hỏng hóc hoặc mất mát trong quá trình vận chuyển.

Carrier có trách nhiệm gì trong quá trình hải quan?

Trách nhiệm của Carrier là gì trong hải quan? Trách nhiệm chính của Carrier liên quan đến thủ tục hải quan là:

Carrier hỗ trợ thủ tục hải quan

Carrier sẽ thực hiện các thủ tục hải quan cần thiết cho việc xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa. Bao gồm việc chuẩn bị và cung cấp các tài liệu cần thiết như hóa đơn, vận đơn và giấy chứng nhận xuất xứ.

Carrier đảm bảo tuân thủ quy định

Carrier phải đảm bảo tất cả hàng hóa vận chuyển đều tuân thủ các quy định và luật pháp liên quan đến hải quan. Carrier cần kiểm tra và xác nhận rằng, hàng hóa không vi phạm các quy định về xuất nhập khẩu.

Carrier cung cấp thông tin vận tải hàng hóa

Carrier có trách nhiệm cung cấp thông tin chi tiết về lộ trình vận chuyển, thời gian giao hàng và tình trạng hàng hóa cho các bên liên quan (bao gồm cơ quan hải quan). Điều này giúp đảm bảo mọi thông tin đều được cập nhật và chính xác trong quá trình xử lý hải quan.

Có thể bạn quan tâm  Dịch vụ hậu cần là gì? Bao gồm những hoạt động nào?

Carrier giúp quản lý rủi ro

Nếu hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng trong quá trình vận chuyển, Carrier có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng. Điều này cũng liên quan đến việc tuân thủ các quy định hải quan để tránh các vấn đề pháp lý.

Carrier cung cấp dịch vụ bổ sung

Nhiều Carrier cung cấp dịch vụ bổ sung như bảo hiểm hàng hóa và lưu trữ tạm thời trong quá trình chờ làm thủ tục hải quan.

Doanh nghiệp làm hàng nhập khẩu, nên chọn Carrier hay Forwarder?

Khi doanh nghiệp làm hàng nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam, nên chọn Forwarder (FWD) thay vì Carrier. Chính bởi:

Forwarder sẽ hỗ trợ toàn diện

FWD không chỉ đảm nhiệm vận tải mà còn hỗ trợ trong mọi khía cạnh của chuỗi cung ứng, thường cung cấp tư vấn miễn phí và mang đến chuyên môn sâu rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Forwarder có nhiều mối quan hệ đối tác và nhiều lựa chọn

FWD có mối quan hệ với nhiều Carrier, giúp bạn dễ dàng so sánh và chọn lựa dịch vụ, thời gian, và giá cả phù hợp hơn so với việc làm trực tiếp với một Carrier duy nhất.

Carrier là gì? Đóng vai trò như thế nào?
Nếu doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa, nên chọn Forwarder thay vì chọn Carrier để được hỗ trợ toàn diện; linh hoạt về giá cả, dịch vụ; được hỗ trợ sau giao nhận,…

Forwarder linh hoạt về giá cả và dịch vụ

FWD có khả năng thương lượng linh hoạt hơn về mức giá và dịch vụ, dễ dàng điều chỉnh theo nhu cầu riêng biệt của bạn.

Forwarder có hỗ trợ sau giao nhận

FWD thường cung cấp hỗ trợ hậu cần tốt hơn sau khi hàng đã đến nơi, giúp bạn giải quyết mọi vấn đề phát sinh và đảm bảo quá trình vận chuyển trơn tru.

Forwarder có nhiều kiến thức và nghiệp vụ chuyên sâu

Với kiến thức sâu rộng và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực logistics, FWD có khả năng xử lý các quy trình và tình huống phức tạp tốt hơn Carrier.

Thuật ngữ Carrier là gì và đóng vai trò quan trọng ra sao trong quá trình vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa đã được giải đáp ở trên. Mọi thắc mắc liên quan tới Carrier, liên hệ ngay 0909 344 247 để được giải đáp và tư vấn, báo giá các Dịch vụ vận chuyển Đa phương thức trọn gói giá rẻ mà bạn quan tâm, chỉ có tại Proship Logistics.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn