x Các thương nhân muốn kinh doanh hàng chuyển khẩu và đang cần tìm hiểu thực chất nó là hình thức gì, được thực hiện ra sao?
x Các doanh nghiệp, tổ chức, tư nhân muốn cập nhật mẫu đơn đề nghị xin cấp giấy phép kinh doanh hàng chuyển khẩu full mới nhất?
x Bạn thắc mắc liệu kinh doanh chuyển khẩu có dễ gặp phải rủi ro không?
Chuyển khẩu là một trong những hình thức mua bán hàng hóa quốc tế khá phát triển. Hãy cùng Proship.vn chúng tôi tìm hiểu xem hình thức hàng hóa chuyển khẩu là gì? Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh hàng chuyển khẩu ra sao?…ngay sau đây.
Chuyển khẩu hàng hóa là gì?
Chuyển khẩu là gì? Căn cứ Điều 30 Luật Thương mại 2005 quy định về chuyển khẩu hàng hóa như sau:
Chuyển khẩu hàng hóa là mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện theo hình thức:
- Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam;
- Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;
- Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Kinh doanh hàng chuyển khẩu có rủi ro không?
Nhiều thắc mắc đặt ra về những rủi ro chuyển khẩu là gì? Đó là:
Rủi ro về mặt pháp lý
Luật pháp và các quy định rất khác nhau trên khắp thế giới. Những gì là thông lệ và bình thường ở một quốc gia có thể không giống như vậy ở một quốc gia khác.
Do đó, các công ty xuất khẩu có thể phải đối mặt với các vấn đề pháp lý liên quan đến một số lĩnh vực kinh doanh, gồm hải quan, hợp đồng, tiền tệ, trách nhiệm pháp lý và quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến sản phẩm họ bán.
CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS
Rủi ro về mặt chính trị
Các nhà xuất khẩu có thể phải đối mặt với những rủi ro với hàng hoá xuất nhập khẩu là rủi ro chính trị khi kinh doanh các quốc gia khác nhau. Hầu hết các doanh nghiệp có hành động kinh doanh ra khỏi phạm vi trong nước đều phải đối mặt với những vấn đề chính trị.
Khi có sự thay đổi về chính trị thì công việc kinh doanh của mỗi doanh nghiệp không thể tránh khỏi ảnh hưởng ít nhiều. Một cuộc bầu cử, các lệnh trừng phạt hoặc áp lực từ chính phủ các nước khác, và tình trạng bất ổn dân sự đều có sự thay đổi nhanh về tình hình chính trị.
Rủi ro về tài chính, tín dụng
Khi kinh doanh trên phạm vi quốc tế, rủi ro với hàng xuất nhập khẩu là khi khách hàng không thanh toán hoặc không trả nợ là một trong những vấn đề quan trọng mà các nhà xuất nhập khẩu với đối mặt.
Ngay cả việc đánh giá mức độ tín nhiệm của một khách hàng quốc tế cũng có thể khó khăn. Không phải tất cả các quốc gia đều có thông tin chi tiết về lịch sử tín dụng trong quá khứ của khách hàng hoặc mức độ tín nhiệm hiện tại.
Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu: Mẫu đơn, quy trình và thủ tục xin cấp phép
Proship Logistics sẽ cập nhật mới nhất mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh chuyển khẩu cũng như quy trình xin cấp phép như sau:
Mẫu đơn xin cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu
Hàng hóa huyển khẩu là gì đã được giải đáp ở trên. Tiếp theo đây là mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh chuyển khẩu mới nhất cho bạn tham khảo:
TÊN THƯƠNG NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: … | ……, ngày … tháng … năm 20… |
Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu)
– Tên thương nhân: ………………………………………………………………………………………………………
– Địa chỉ trụ sở chính: … Số điện thoại: … Số fax: …
– Địa chỉ website (nếu có):………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………..
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: … do … cấp ngày … tháng … năm…
Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ và Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, (Thương nhân) xin kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa:
STT | Mặt hàng | Mã HS (8 số) | Số lượng | Trị giá (USD) |
– Công ty nước ngoài bán hàng: ………………………………………………………………………………………………………
+ Theo hợp đồng nhập khẩu số … ngày … tháng … năm …
+ Cửa khẩu nhập hàng: ………………………………………………………………………………………………………
– Công ty nước ngoài mua hàng: ………………………………………………………………………………………………………
+ Theo hợp đồng xuất khẩu số … ngày … tháng … năm …
+ Cửa khẩu xuất hàng: ………………………………………………………………………………………………………
(Thương nhân) xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa./.
Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)
Hồ sơ gửi kèm theo gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/đăng ký doanh nghiệp của thương nhân: 1 bản sao có đóng dâu của thương nhân.
- Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu: mỗi loại 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được cấp trước đó: 1 bản chính.
Quy trình, thủ tục cấp phép kinh doanh chuyển khẩu
Quy trình xin giấy phép kinh doanh hàng chuyển khẩu:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương.
Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Cấp giấy phép chuyển khẩu hàng hóa
Trong thời hạn 5 ngày (kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, đúng quy định), Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp bổ sung, sửa đổi Giấy phép; cấp lại do mất, thất lạc Giấy phép, thương nhân gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến Bộ Công Thương. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh, cấp lại Giấp phép cho thương nhân.
Chuyển khẩu là gì, cách thức xin giấy phép chuyển khẩu kèm mẫu đơn đề nghị cấp phép kinh doanh hàng chuyển khẩu đã được Proship Logistics chia sẻ một cách chi tiết đầy đủ nhất. Theo đó, các thương nhân, các doanh nghiệp, tổ chức liên quan,…cần tìm hiểu về chuyển khẩu, quy định kinh doanh chuyển khẩu nên lưu lại bài viết trên. Hoặc liên hệ 0909 344 247 để được giải đáp thắc mắc và tư vấn các giải pháp vận tải tối ưu chi phí, thời gian,…