Đàm phán cước vận chuyển: Làm sao để có giá tốt nhất?

x Bạn có bao giờ cảm thấy đau đầu vì chi phí vận chuyển cứ leo thang, làm bào mòn lợi nhuận của doanh nghiệp bạn?
x Bạn đã từng ký kết một hợp đồng vận tải, logistics mà sau đó phát hiện mình đã phải trả giá quá cao hay chưa?
x Và bạn muốn trang bị cho mình những kỹ năng “sống còn” trong quá trình đám phán quốc để để có một mức cước vận chuyển tối ưu, hợp lý?

PROSHIP.VN sẽ chia sẻ bí quyết giúp bạn nắm quyền kiểm soát, biến những con số chi phí thành lợi thế cạnh tranh thông qua những kỹ năng đàm phán cước vận chuyển đỉnh cao mà chúng tôi đã tích lũy, góp nhặt được trong suốt nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển, logistics, xuất nhập khẩu.

Tầm quan trọng của giá cước vận tải trong xuất nhập khẩu

Giá cước vận chuyển ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm, đặc biệt khi sản phẩm của doanh nghiệp được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Mọi biến động trong giá cước đều có khả năng làm tăng hoặc giảm chi phí tổng, ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận.

Đàm phán cước vận chuyển: Làm sao để có giá tốt nhất?
Cước vận chuyển đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm.

Ngoài ra, sự thay đổi của các yếu tố như giá nhiên liệu, cung cầu vận tải, các điều kiện kinh tế hay chính trị cũng góp phần quyết định chi phí vận chuyển. Hiểu rõ vai trò của giá cước vận chuyển giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể để lên kế hoạch chi phí hợp lý hơn.

Có thể bạn quan tâm  Hàng hóa chuyển khẩu là gì? Được thực hiện thế nào?

Làm sao để có giá tốt nhất khi đàm phán cước vận tải hàng hóa?

Khi đàm phán cước vận chuyển, muốn có cước vận chuyển tốt nhất, doanh nghiệp CẦN:

Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đàm phán

Là bước quan trọng nhất để tạo lợi thế cho doanh nghiệp bạn:

  • Hiểu rõ nhu cầu: Xác định doanh nghiệp cần gì? Muốn ưu tiên chi phí hay tốc độ? Có thể linh hoạt về thời gian giao hàng không?
  • Nghiên cứu thị trường: So sánh báo giá từ ít nhất 3-5 nhà cung cấp (hãng tàu, hãng hàng không, hoặc Công ty forwarder) để nắm giá thị trường.
  • Hiểu biết về đối tác: Tìm hiểu về quy mô, uy tín và năng lực của nhà cung cấp dịch vụ logistics. Các công ty lớn có thể có giá tốt hơn trên một số tuyến, trong khi các công ty nhỏ hơn có thể linh hoạt và dễ đàm phán hơn.

Nắm bắt các yếu tố ảnh hưởng đến giá cước

Trước khi đàm phán, bạn cần hiểu rõ những yếu tố cốt lõi quyết định tới giá cước vận chuyển:

  • Loại hàng hóa: Hàng hóa có tính chất đặc biệt (hàng nguy hiểm, hàng dễ hư hỏng) sẽ có cước phí cao hơn. Hàng siêu trường, siêu trọng cũng đòi hỏi chi phí vận chuyển và xử lý lớn;
  • Thời điểm vận chuyển: Giá cước thường tăng cao vào mùa cao điểm (ví dụ: cuối năm, trước các kỳ nghỉ lễ lớn) do nhu cầu tăng. Vận chuyển vào mùa thấp điểm sẽ giúp bạn có giá tốt hơn;
  • Tuyến đường: Các tuyến đường phổ biến, có nhiều hãng vận chuyển cạnh tranh thường có giá cước thấp hơn so với các tuyến đường ít người đi;
  • Khối lượng, tần suất: Khối lượng hàng hóa càng lớn, tần suất vận chuyển càng đều đặn thì bạn càng có lợi thế để yêu cầu mức giá ưu đãi hơn;
  • Phụ phí: Ngoài cước vận chuyển chính, cần chú ý phụ phí CIC (phí cân bằng container), phí THC (phí xếp dỡ tại cảng), phí B/L (vận đơn),…
Đàm phán cước vận chuyển: Làm sao để có giá tốt nhất?
Nắm bắt các yếu tố ảnh hưởng đến giá cước, chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đàm phán và luôn trang bị các chiến lược đàm phán quốc tế hiệu quả là điều mà mọi doanh nghiệp XNK cần làm.

Các chiến lược đàm phán hiệu quả

Chiến lược đàm phán quốc tế hiệu quả mà doanh nghiệp nên cân nhắc áp dụng:

Có thể bạn quan tâm  IMO là gì trong logistics? Quy định và tiêu chuẩn IMO

Linh hoạt và cởi mở

  • Đề xuất các phương án thay thế: Nếu đối tác không thể giảm giá, hãy đề xuất các phương án khác như thay đổi thời gian vận chuyển (chậm hơn một chút), hoặc chấp nhận sử dụng tuyến đường khác để đổi giá tốt hơn;
  • Giữ thái độ hợp tác: Hãy thể hiện sự chuyên nghiệp, lắng nghe và tìm kiếm một giải pháp đôi bên cùng có lợi. Xây dựng mối quan hệ tốt với nhà cung cấp sẽ mang lại lợi ích lâu dài.

Đàm phán các điều khoản khác ngoài giá cước

  • Thời gian thanh toán: Đàm phán kéo dài thời gian thanh toán (ví dụ: từ 7 ngày lên 15-30 ngày) để giảm áp lực tài chính;
  • Phí lưu kho, lưu bãi (DEM/DET): Thương lượng để được miễn phí lưu kho, lưu bãi tại cảng trong một khoảng thời gian nhất định, giúp bạn chủ động hơn trong việc làm thủ tục và lấy hàng;
  • Điều khoản dịch vụ: Đàm phán về chất lượng dịch vụ, khả năng theo dõi lô hàng, và các dịch vụ hỗ trợ khác. Đôi khi, một dịch vụ tốt, ổn định còn quan trọng hơn một mức giá rẻ nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tận dụng khối lượng và mối quan hệ

  • Ký hợp đồng dài hạn: Cam kết sử dụng dịch vụ của một nhà cung cấp trong thời gian dài (6 tháng, 1 năm) để nhận được mức giá ổn định và ưu đãi hơn so với việc đặt lẻ từng chuyến;
  • Tăng khối lượng hàng: Nếu có thể, hãy gom nhiều lô hàng nhỏ lại thành một lô hàng lớn để tối ưu hóa chi phí và có thêm sức mạnh đàm phán.

Các yếu tố tác động đến giá cước vận tải là gì?

Sau khi đã nắm được cách đàm phán cước vận chuyển, đàm phán quốc tế, các doanh nghiệp cần biết rằng giá cước vận chuyển thường phụ thuộc yếu tố:

Khoảng cách vận tải hàng hóa

Yếu tố đầu tiên là khoảng cách từ điểm đi đến điểm đến. Càng xa thì chi phí vận chuyển càng cao, và các tuyến đường quốc tế thường sẽ đắt hơn các tuyến nội địa. Ngoài ra, giá cước vận chuyển giữa các quốc gia cũng khác nhau tùy thuộc vào quan hệ thương mại, hiệp định và cơ sở hạ tầng của từng quốc gia.

Có thể bạn quan tâm  Stevedore là gì trong xuất nhập khẩu? Đóng vai trò như thế nào?

Loại hàng hóa và quy cách đóng gói

Hàng hóa có kích thước lớn hoặc có yêu cầu đặc biệt như hàng đông lạnh, hàng nguy hiểm thường yêu cầu đóng gói và bảo quản riêng biệt, làm tăng chi phí. Các nhà vận chuyển thường tính giá dựa trên trọng lượng thực hoặc trọng lượng quy đổi (dựa vào kích thước và thể tích) để xác định chi phí tối ưu.

Đàm phán cước vận chuyển: Làm sao để có giá tốt nhất?
Các yếu tố cốt lõi quyết định tới giá cước vận chuyển gồm khoảng cách vận tải, loại hàng, quy cách đóng gói, biến động thị trường, thời điểm vận chuyển,…

Biến động thị trường và thời điểm vận tải hàng hóa

Cước vận chuyển có thể thay đổi theo thời điểm trong năm do nhu cầu tăng cao vào các dịp lễ hoặc thời kỳ cao điểm trong thương mại. Sự bất ổn trong chuỗi cung ứng toàn cầu và biến động của giá dầu cũng là những yếu tố làm thay đổi giá cước. Điều này giúp doanh nghiệp chọn được thời điểm hợp lý hơn để đặt hàng và đàm phán giá.

Phương thức vận tải hàng hóa

Giá cước sẽ khác nhau tùy phương thức vận chuyển. Vận chuyển đường biển thường có giá thành rẻ hơn đường hàng không, nhưng mất nhiều thời gian hơn.

Ngược lại, vận chuyển hàng không có chi phí cao nhưng đảm bảo thời gian vận chuyển nhanh chóng, phù hợp với các mặt hàng có giá trị cao hoặc yêu cầu thời gian gấp rút. Vận chuyển đường bộ, đường sắt cũng là lựa chọn phổ biến, đặc biệt là với các tuyến vận chuyển liên lục địa và khu vực.

Tóm lại, đàm phán cước vận chuyển không chỉ đơn thuần là việc thương lượng con số trên tờ báo giá, mà là cả một chiến lược tinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy nên, việc trang bị những kỹ năng, chiến lược đàm phán quốc tế để có được mức cước vận chuyển hợp lý thực sự cần thiết. Liên hệ ngay cho Proship qua 0939 999 247 để nhận được tư vấn và báo giá cước vận chuyển dịch vụ đa phương thức trọn gói tốt nhất ngay hôm nay.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn