Phytosanitary là gì? Tất cả những thông tin về Phytosanitary

x Bạn là DN chuyên kinh doanh hàng xuất, nhập cần tìm hiểu Chứng nhận Phytosanitary là gì?
x Bạn muốn biết thủ tục xin cấp Phytosanitary thế nào? Lưu ý gì khi làm thủ tục Phytosanitary?
x Doanh nghiệp bạn cần gửi hàng đi các nước giao thương, cần tìm Nhà vận chuyển uy tín nhất?

Phytosanitary là một trong những loại giấy tờ cần thiết trong Bộ chứng từ xuất nhập khẩu áp dụng với các mặt hàng cần phải hun trùng và kiểm dịch trước khi xuất khẩu. Proship.vn sẽ thu thập những nội dung liên quan để làm rõ Phytosanitary là gì? Thủ tục xin cấp Phytosanitary thế nào? Mục đích xin cấp Phytosanitary đối với hàng XNK,…cùng một số lưu ý quan trọng khác.

Đồng thời, thông qua đây, Proship Logistics cũng giới thiệu tới quý DN Dịch vụ XNK, vận chuyển container đường sắt liên vận Quốc tế giá rẻ Chuyên tuyến Việt Nam – Trung Quốc – Mông Cổ – Kazakhstan – Nga – Châu Âu. Bạn quan tâm nên tìm hiểu để chọn một địa chỉ gửi hàng phù hợp với các tiêu chí mình đặt ra.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

Phytosanitary là gì? Địa chỉ Chi cục kiểm dịch ở đâu?

Phytosanitary Certificate là gì?

Phytosanitary còn gọi là Kiểm dịch thực vật là loại giấy tờ mà bên Công tác quản lý Nhà nước cung cấp nhằm đảm bảo hàng hóa không chứa dịch bệnh, côn trùng nguy hiểm được kiểm tra trước khi xuất nhập khẩu.

Khi cho hàng hóa nhập khẩu, kiểm dịch thực vật giúp đảm bảo không cho các mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào thị trường nội địa. Còn hàng hóa xuất khẩu, kiểm dịch cũng tương tự như là một giấy phép thông hành đảm bảo đủ điều kiện để chuyển ra nước ngoài.

Với một số loại hàng hóa, kiểm dịch thực vật là bắt buộc trong các quy định của pháp luật. Nếu lô hàng trong danh sách bắt buộc kiểm dịch chưa có giấy tờ chứng minh, chúng sẽ bị dừng lại khi làm thủ tục tại hải quan. Thông thường, các dạng hàng hóa có nguồn gốc thực vật như nông sản, thức ăn chăn nuôi,…đều có khả năng phải làm kiểm dịch thực vật.

Phytosanitary là gì? Tất cả những thông tin về Phytosanitary
Phytosanitary Certificate là Giấy Kiểm dịch thực vật để đảm bảo hàng trước khi thông quan – XNK là an toàn, không chứa yếu tố gây dịch bệnh, côn trùng nguy hiểm.

Địa chỉ các Chi cục kiểm dịch tại Việt Nam hiện nay

Trên toàn quốc có 9 Chi cục kiểm dịch vùng (đánh số từ 1 đến 9) trực thuộc Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Dưới đây là địa chỉ các Chi cục để bạn tra cứu:

  • Vùng 1: Số 2 Trần Quang Khải, Thành phố Hải Phòng;
  • Vùng 2: 28 Mạc Đĩnh Chi, P. Đakao, Q. 1, Tp.HCM;
  • Vùng 3: 146 Hoàng Diệu, Thành phố Đà Nẵng;
  • Vùng 4: 66 Lê Hồng Phong, Thành phố Quy nhơn, tỉnh Bình  Định;
  • Vùng 5: 149 Hồ Đắc Di, Đống Đa, Thành phố Hà Nội;
  • Vùng 6: 28 Trần Phú, Thành phố Vinh, Nghệ An;
  • Vùng 7: 98B Ngô Quyền, Phường Đông Kinh, Tp. Lạng Sơn;
  • Vùng 8: 007 đường Nguyễn Huệ, TP Lao Cai;
  • Vùng 9: 386B đường Cách mạng tháng 8, Thành phố Cần Thơ.
Có thể bạn quan tâm  CO là gì trong xuất nhập khẩu? Đóng vai trò như thế nào?

>>Xem thêm: ENS là phí gì?

CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS

 

Proship Logistics chia sẻ tất tần tật thông tin cần biết về Phytosanitary Certificate

Proship đã giải đáp Phytosanitary là gì và liệt kê địa chỉ các Chi cục kiểm dịch hàng XNK tại Việt Nam hiện nay. Tiếp theo đây là những thông tin liên quan tới thủ tục xin cấp Phytosanitary, lưu ý khi làm Thủ tục kiểm dịch thực vật Phytosanitary cùng một số kiến thức cần biết khác. Cụ thể:

Căn cứ cơ sở pháp lý xin Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật Phytosanitary Certificate căn cứ vào các cơ sở pháp lý sau:

  • Thông tư 223/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2012 quy định chế độ thu; nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật;
  • Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 quy định trình tự; thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu; xuất khẩu; quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
  • Thông tư 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 sửa đổi; bổ sung một số điều của Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
  • Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
  • Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 10 năm 2018 quy định bảng mã HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn.

Thủ tục xin Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)

Đăng ký kiểm dịch thực vật

Tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BNNPTNT, chủ vật thể nộp 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật tại cơ quan kiểm dịch thực vật hoặc qua bưu chính hoặc nộp trực tuyến qua Cơ chế một cửa Quốc gia. Thành phần hồ sơ kiểm dịch thực vật, bao gồm:

  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu của cơ quan kiểm dịch và khai báo đầy đủ thông tin về lô hàng cần kiểm dịch);
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa (bắt buộc) cùng vận đơn + invoice + packing list (nếu có);
  • Giấy ủy quyền của chủ hàng (nếu bên đăng ký là người được chủ hàng ủy quyền).

Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì yêu cầu chủ vật thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

Kiểm tra vật thể

Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ; Cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra lô vật thể theo trình tự sau:

  • Kiểm tra sơ bộ: Kiểm tra bên ngoài lô vật thể; bao bì đóng gói; phương tiện chuyên chở; khe; kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay; bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể;
  • Kiểm tra chi tiết: Kiểm tra bên trong và lấy mẫu lô hàng theo quy định tại QCVN 01-141:2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật; thu thập các vật thể mang triệu chứng gây hại và sinh vật gây hại.

Giám định sinh vật gây hại

Cơ quan kiểm dịch thực vật gửi mẫu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; vật thể mang triệu chứng gây hại; và sinh vật gây hại thu được cho Tổ chức giám định sinh vật gây hại. Tổ chức giám định sinh vật gây hại thực hiện giám định sinh vật gây hại và trả kết quả cho cơ quan kiểm dịch thực vật.

Thời gian xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)

  • Trong khoảng từ 02 – 07 ngày làm việc (kể từ ngày hồ sơ hợp lệ).
Phytosanitary là gì? Tất cả những thông tin về Phytosanitary
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật Phytosanitary Certificate rất đơn giản, chuẩn bị đủ yêu cầu cần thiết và thực hiện từng bước khai kiểm dịch trên Cổng thông tin điện tử.

Mục đích của việc xin Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)

Việc xin giấy Phytosanitary Certificate có những mục đích sau đối với hàng xuất nhập khẩu:

  • Đối với hàng nhập khẩu: Đảm bảo không cho mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào nước nhập khẩu;
  • Đối với hàng xuất khẩu: Là căn cứ chứng minh hàng đảm bảo điều kiện về kiểm dịch để xuất khẩu ra nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm  Hợp đồng ngoại thương là gì? Mẫu và quy định của hợp đồng thế nào?

Các mặt hàng cần phải xin Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)

Không phải mặt hàng nào có nguồn gốc thực vật đều phải làm thủ tục kiểm dịch thực vật. Căn cứ vào điều 1,2,3 của Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 5/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Dưới đây sẽ là Danh mục hàng hóa bắt buộc phải kiểm dịch thực vật trước khi được Xuất/ nhập khẩu qua Việt Nam, bao gồm:

  • Hàng hóa có nguồn gốc liên quan đến thực vật như gỗ, nông sản chè, gạo, cà phê, tiêu,…;
  • Hàng hóa được đóng gói bao bì từ gỗ hoặc pallet là gỗ, gỗ đóng gói hàng máy móc, phụ tùng,…;
  • Các vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ thực vật xác định và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn quyết định.

Lưu ý khi làm thủ tục kiểm dịch thực vật xuất nhập khẩu ở Việt Nam

Sau khi đã biết Phytosanitary Certificate là gì cũng như hồ sơ, thủ tục, quy trình xin cấp Phytosanitary ra sao thì cũng cần nắm rõ một số lưu ý khi làm thủ tục kiểm dịch thực vật cho hàng XNK tại Việt Nam, đó là:

  • Thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu cần được làm trước ngày tàu chạy ít nhất 01 – 03. Ngày cấp chứng thư nên cùng ngày với ngày tàu chạy (Đối với hàng Sea);
  • Bạn cần mang mẫu hàng đến Chi cục để kiểm định nếu sản phẩm có thể mang đi được;
  • Nếu sản phẩm không đem mẫu lên được hoặc có điều bất thường, chi cục sẽ chuyển hồ sơ cho bộ phận giám sát tại cảng hàng chờ xuất. Bộ phận giám sát sẽ kiểm tra thực tế hàng hóa và trả chứng thư trực tiếp cho chủ hàng.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

Dịch vụ vận tải, XNK hàng hóa Chuyên tuyến Việt Nam – Trung Quốc – Mông Cổ – Kazakhstan – Nga – Châu Âu bằng container đường sắt Proship mang lại lợi ích gì cho Doanh nghiệp?

CÔNG TY CỔ PHẦN PROSHIP chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp Dịch vụ vận chuyển container đường sắt Chuyên tuyến Việt Nam – Trung Quốc – Mông Cổ – Kazakhstan – Nga – Châu Âu đảm bảo cước phí rẻ cạnh tranh, quy trình vận hành – kinh doanh vận tải chuyên nghiệp, ưu tiên cao nhất lợi ích khách hàng và tính an toàn của hàng hóa.

Quan trọng hơn cả là nhân sự tại Proship được đào tạo nghiệp vụ bài bản nên hiểu rõ Phytosanitary là gì, áp dụng cho mặt hàng nào nên sẽ chủ động hoàn tất cho lô hàng XNK của quý khách. Các Ga tác nghiệp hiện tại, bao gồm: Ga Kép Bắc Giang, Ga Đông Anh, Ga Giáp Bát, Ga Vinh, Ga Đồng Hới, Ga Đà Nẵng, Ga Diêu Trì, Ga Nha Trang, Ga Trảng Bom và Ga Sóng Thần.

Proship Logistics sẽ tối giản hóa mọi quy trình để giúp khách hàng có thể chuyển gửi hàng tiêu dùng, kinh doanh đi Nga, Đức, Ý, Hà Lan, Ba Lan, các nước Trung Á một cách đơn giản, nhanh chóng và an toàn nên quý vị có thể theo dõi đơn hàng mọi lúc mọi nơi. Nhằm nâng cao tính hiệu quả của hoạt động gửi hàng sang các nước từ Việt Nam bằng đường sắt, chúng tôi đã đầu tư và phát triển các phương tiện chuyên chở hàng như: 170 Toa xe P nhận chở xăng dầu, các loại hàng chất lỏng; 20 Toa xe NR chở ô tô; 50 Toa xe H thành cao mở móc vận chuyển các loại hàng kinh kiện, container,…

Đặc biệt, Mạng lưới vận tải đường sắt từ Việt Nam có thể kết nối, vận chuyển hàng hóa, container đến Liên bang Nga thông qua kết nối vào tuyến đường sắt Á – Âu:

  • Từ Miền Trung, Miền Bắc: Hàng hóa được vận chuyến về Ga Yên Viên, hoặc Ga Đông Anh, Hà Nội vận chuyển đến Ga Đồng Đăng, Lạng Sơn.
  • Từ Miền Nam: Hàng hóa tập kết và xuất phát từ Ga Sóng Thần, Bình Dương hoặc từ Ga Trảng Bom, Đồng Nai vận chuyển đường sắt đến Ga Yên Viên, Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm  Giao hàng tiêu chuẩn là gì? Những điều bạn nên biết khi sử dụng dịch vụ này

Và từ Ga quốc tế Yên Viên, kết nối tuyến vào đường sắt Á – Âu để đến LB Nga theo 02 tuyến chính:

  • Tuyến 1: Ga Yên Viên -> Ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) -> Thành Đô (Trung Quốc) -> Kazakhstan -> LB Nga;
  • Tuyến 2: Ga Yên Viên -> Ga Đồng Đăng (Lạng Sơn)  -> Nam Ninh (Trung Quốc) -> Mãn Châu Lý (Trung Quốc) -> Zabaikalsk (LB Nga) -> Moscow (LB Nga).
Phytosanitary là gì? Tất cả những thông tin về Phytosanitary
Với tuyến chuyển hàng liên vận Quốc tế Á-Âu, Proship tự tin đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu của Doanh nghiệp, chủ hàng để phục vụ mục đích kinh doanh, tiêu dùng,…

Ưu điểm, lợi ích của vận tải đường sắt so với các loại hình vận tải khác

Với phương thức vận chuyển container đường sắt liên vận Quốc tế, Proship tự tin với các ưu điểm sau:

  • Giá cước vận tải đường sắt rẻ hơn so với các loại hình vận tải khác, ít biến động;
  • Lịch trình tàu hàng đường sắt hầu như không thay đổi, thời gian vận chuyển luôn được đảm bảo;
  • Năng lực vận tải hàng lớn, gửi hàng càng nhiều càng tiết kiệm chi phí;
  • Cơ sở hạ tầng đường sắt đầy đủ, trang thiết bị hỗ trợ vận tải container hiện đại;
  • Đội ngũ nhân sự hùng hậu, giàu kinh nghiệm và tận tâm hỗ trợ khách hàng tối đa;
  • Vận tải đường sắt cần ít năng lượng hơn so với đường bộ từ 50% – 70% với cùng một khối lượng hàng vận chuyển;
  • Vận tải đường sắt ít chịu ảnh hưởng của thời tiết, mức độ an toàn cao gấp mấy chục lần so với các loại hình vận tải khác;
  • Vận chuyển hàng đa dạng, linh hoạt (từ các sản phẩm công nghiệp, vật liệu xây dựng, đồ nội thất, hàng tiêu dùng,…đến hàng quá khổ quá tải);
  • Thông tin hàng hóa cũng như thông tin khách hàng cung cấp được bảo mật tuyệt đối;
  • Chính sách bồi hoàn giá trị hàng hóa thỏa đáng nếu lỗi do phía vận chuyển.

Proship nhận vận chuyển đa dạng mặt hàng bằng container khô, container lạnh tự hành đường sắt

Các loại hàng lạnh nhận vận chuyển

  • Vận chuyển đồ thủy hải sản tươi sống: Tôm, cua, cá, nghêu, sò, ốc, hến, thủy hải sản khác;
  • Vận chuyển các loại thịt, chế phẩm từ thịt – tươi sống hoặc đông lạnh;
  • Vận chuyển các loại trái cây, hoa quả – chưa chế biến hoặc đã chế biến;
  • Vận chuyển các sản phẩm chế biến từ sữa: Sữa tươi, sữa chua, váng sữa, kem sữa;
  • Vận chuyển vacxin, thuốc y tế, mẫu thử;
  • Vận chuyển các loại nước, dung dịch đặc biệt,…

Các loại hàng thường, hàng khô

  • Vận chuyển hàng sản xuất, tiêu dùng, mỹ phẩm;
  • Vận chuyển hàng quảng cáo, thủ công mỹ nghệ;
  • Vận chuyển hàng nội thất nhà ở, công trình;
  • Vận chuyển hàng bao xe, cồng kềnh, tải trọng lớn;
  • Vận chuyển các sản phẩm công nghiệp, cơ khí;
  • Vận chuyển hàng sản xuất, tiêu dùng, mỹ phẩm;
  • Vận chuyển hàng hóa chất các loại;
  • Vận chuyển mặt hàng phụ tùng ô tô, xe máy;
  • Vận chuyển mặt hàng vải, quần áo, giày da;
  • Vận chuyển các mặt hàng giấy bao bì, Carton;
  • Vận chuyển hàng dễ vỡ, dễ hư hỏng,…

Đối tượng, phân khúc khách hàng Proship đang khai thác cho tuyến hàng liên vận Quốc tế

Đối tượng khách hàng chúng tôi muốn hướng đến:

  • Đại lý giao nhận hàng Forwarding;
  • Đơn vị nhập hàng;
  • Đơn vị cung cấp hàng.

Hình thức chuyển – giao hàng hóa linh hoạt của Proship Logistics

Các phương thức chuyển – giao hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước Trung Á, Châu Âu:

  • Vận chuyển hàng nguyên container từ Ga tới Ga;
  • Vận chuyển container khô/lạnh từ Ga tới Kho;
  • Vận chuyển hàng nguyên chuyến từ Kho tới Kho;
  • Các dịch vụ đi kèm khác nếu khách hàng yêu cầu.

Proship Logistics đã tổng hợp những kiến thức cần biết để giải đáp Phytosanitary là gì, mục đích của việc xin giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật hàng XNK là gì, các mặt hàng nào cần phải xin Phytosanitary Certificate,…Dựa vào thông tin chia sẻ trên đây, các Doanh nghiệp có thể áp dụng trình tự từng bước làm thủ tục xin cấp Phytosanitary cũng như lưu ý một số điều khi xin Chứng nhận kiểm dịch theo quy định. Và nếu đơn vị bạn chưa có nhiều kinh nghiệm về vấn đề này, liên hệ số 0909 344 247, Proship sẽ hỗ trợ bạn từ A-Z khi sử dụng Dịch vụ vận chuyển container đường sắt liên vận Quốc tế giá rẻ tại đây.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Bài viết này được đăng trong Tin tức và được gắn thẻ .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn