Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi ra sao? Có dễ không?

x Các cơ sở, Doanh nghiệp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi nước ngoài cần biết thủ tục nhập hàng?
x Bạn chưa có kinh nghiệm làm hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, lo ngại chậm trễ thông quan?
x Bạn cần tới sự hỗ trợ của một đơn vị vận chuyển, nhập hàng thức ăn chăn nuôi chuyên nghiệp, uy tín từng thực hiện thành công nhiều chuyến hàng nhập về Việt Nam?

Đối với những Doanh nghiệp kinh doanh thức ăn chăn nuôi chắc hẳn cũng muốn tìm hiểu thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để có thể nhập nguyên liệu một cách thuận lợi, mau chóng nhất. Vậy nên trong bài chia sẻ này, Proship.vn sẽ giải đáp mọi thắc mắc liên quan tới quy trình, thủ tục nhập khẩu các loại thức ăn chăn nuôi để bạn biết nó có đơn giản dễ dàng hay không. Bên cạnh đó, chúng tôi còn chia sẻ tổng quan về tình hình, nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này vào thị trường Việt Nam cũng như đơn vị đang thực hiện tốt Dịch vụ vận chuyển Thức ăn chăn nuôi từ nước ngoài và giao tận nơi nhanh chóng tại các tỉnh, thành Việt Nam hiện nay.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Mr Hưng: 0906 855 247
Mr Quốc: 0909 344 247
Mr Ý: 0906 354 247
Mr Miền: 0909 199 247

Phía Bắc đi các tỉnh:

Ms.Hoa: 0906 353 247

Nhu cầu chuyển gửi Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu về Việt Nam ra sao?

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu về Việt Nam trong tháng 11/2022 đạt 650 triệu USD, tăng 61,7% so với tháng trước và tăng 78,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2022, kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu lên tới 5,16 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2021. Thị trường mà Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này lớn nhất là Argentina (chiếm 29,8%), tiếp theo là Brazil (20,2%) và Hoa Kỳ (12,8%), trong đó nhiều nhất là ngô và đậu tương.

Việt Nam là quốc gia vốn được xem là có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp chăn nuôi. Để đáp ứng được nhu cầu về thức ăn chăn nuôi, nhiều doanh nghiệp hướng đến nhập khẩu từ các thị trường nước ngoài. Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật, khoáng vật, những sản phẩm hóa học, công nghệ sinh học,…những sản phẩm này cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con vật theo đường miệng, đảm bảo cho con vật khỏe mạnh, sinh trưởng, sinh sản và sản xuất bình thường trong một thời gian dài.

Phân loại từng loại thức ăn:

  • Thức ăn truyền thống: Là sản phẩm nông nghiệp hoặc công nghiệp chế biến, được sử dụng theo tập quán trong chăn nuôi gồm gạo, cám, thóc, ngô, sắn, khoai, cua, tôm, cá…và các loại sản phẩm tương tự khác;
  • Thức ăn bổ sung: Là nguyên liệu hỗn hợp hoặc nguyên liệu đơn của các thức ăn cho thêm vào khẩu phần ăn để cân đối lại dinh dưỡng cho vật nuôi;
  • Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh: Là hỗn hợp của các thức ăn được phối chế nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển của vật nuôi;
  • Thức ăn đậm đặc: Có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nhu cầu của vật nuôi.
Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi ra sao? Có dễ không?
Thức ăn chăn nuôi có nhu cầu nhập khẩu rất cao từ các nước như Hoa Kỳ, Argentina, Brazil,…rất đa dạng nên dịch vụ nhập khẩu mặt hàng này cũng phát triển theo.

Tuy nhiên, chính vì phụ thuộc nhiều vào nguồn nhập khẩu nên những biến động trên thị trường quốc tế trong thời gian gần đây đã được phản ánh chân thực vào bức tranh tổng thể của ngành thức ăn chăn nuôi trong nước. Cụ thể, khảo sát của VietNam Report thực hiện trong tháng 10-11/2022 chỉ ra những khó khăn hàng đầu tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp TACN, trong đó phần lớn đến từ thị trường quốc tế như: Biến động giá năng lượng, nguyên vật liệu đầu vào; rủi ro từ chuỗi cung ứng; sức ép từ tỷ giá gia tăng; lạm phát tăng cao đột biến ở hầu hết các quốc gia; bất ổn chính trị trên thế giới…

>>Xem thêm: Hóa đơn thương mại là gì?

Thủ tục nhập khẩu Thức ăn chăn nuôi như thế nào? Dễ hay khó?

Việt Nam vốn là quốc gia phát triển trong lĩnh vực chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm. Do đó, kinh doanh các loại thức ăn gia súc gia cầm nhập khẩu luôn là lĩnh vực phát triển và được nhiều Doanh nghiệp muốn tham gia. Tuy nhiên nhiều thắc mắc đặt ra đó là liệu có dễ dàng nhập khẩu mặt hàng này hay không? Mời tham khảo thông tin dưới đây để có câu trả lời:

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT: hướng dẫn Nghị định về mua bán hàng hóa trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản;
  • Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành;
  • Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chăn nuôi;
  • Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT (sửa đổi bằng Thông tư 50/2014) về quản lý thức ăn chăn nuôi.

Mã HS

Trước khi hiểu sâu hơn về thủ tục nhập khẩu thì Mã Hs và thuế nhập khẩu là cái cốt yếu cần phải quan tâm. Căn cứ theo biểu thuế mới nhất năm 2022, thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm xác định tại phần IV. Chương 23: Phế liệu và phế thải từ Ngành công nghiệp thực phẩm; thức ăn gia súc đã chế biến:

  • 2309 – Chế phẩm dùng trong chăn nuôi động vật;
  • 230990 – Loại khác: 23099020 – Chất tổng hợp, chất bổ sung thức ăn hoặc phụ gia thức ăn.

Căn cứ theo mã HS 23099020, Thuế nhập khẩu về Việt Nam bao gồm:

  • Thuế giá trị gia tăng: 5%;
  • Thuế nhập khẩu thông thường: 5%;
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 0%;
  • C/O form E: 0%.

Điều kiện đối với thức ăn chăn nuôi

  • Công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
  • Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật đối với thức ăn hỗn hợp;
  • Phải được sản xuất tại cơ sở có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp;
  • Có Nhãn hoặc tài liệu kèm theo thức ăn chăn nuôi thực hiện theo quy định.

Điều kiện đối với cơ sở thực hiện thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

  • Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thức ăn chăn nuôi phải có hoặc thuê kho bảo quản thức ăn chăn nuôi đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp;
  • Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đã được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trường hợp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm, nuôi thích nghi, nghiên cứu, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm hoặc để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.

Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi ra sao? Có dễ không?
Muốn nhập khẩu thức ăn chăn nuôi từ nước ngoài về Việt Nam để sản xuất, kinh doanh,…các Doanh nghiệp phải nắm rõ, hiểu đúng các quy định về thủ tục nhập hàng.

Trình tự thực hiện thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Bước 1: Đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

Hồ sơ thực hiện công bố thông tin thức ăn chăn nuôi nhập khẩu (Đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi nhập khẩu):

  • Đơn đề nghị công bố thông tin sản phẩm;
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;
  • Một trong các giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), Thực hành sản xuất tốt (GMP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc giấy chứng nhận tương đương của cơ sở sản xuất;
  • Bản thông tin sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất cung cấp bao gồm thành phần nguyên liệu, công dụng, hướng dẫn sử dụng; chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
  • Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân đăng ký theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhãn phụ của sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt theo quy định;
  • Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm được cấp bởi phòng thử nghiệm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ chỉ định hoặc được công nhận bởi tổ chức công nhận quốc tế hoặc tổ chức công nhận khu vực hoặc phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận;
  • Mẫu của nhãn sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất cung cấp.

Bước 2: Thủ tục hải quan để nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

  • Tờ khai hải quan: nộp 01 bản chính.
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa: 01 bản sao
  • Hóa đơn thương mại: nộp 01 bản sao.
  • Vận tải đơn: nộp 01 bản sao.
  • Phiếu đóng gói (Packing list): nộp 01 bản sao.
  • Giấy chứng nhận thành phần (COA): 01 bản sao
  • Tiêu chuẩn cơ sở nhà nhập khẩu: 01 bản sao
  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng: 01 bản sao
  • Công văn mang hàng về kho bảo quản: 01 bản chính (trong trường hợp bạn muốn mang hàng hóa về kho bảo quan để chờ kết quả kiểm tra).
  • Giấy xác nhận lưu hành của thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam: 01 bản sao.

* Chú ý khi làm hồ sơ hải quan:

  • HS code và thuế xuất được áp dụng tùy từng loại thức ăn chăn nuôi;
  • Ưu đãi thuế quan đối với các nước được hưởng ưu đãi;
  • Hàng hóa phải có tem nhãn xuất xứ hàng hóa.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Mr Hưng: 0906 855 247
Mr Quốc: 0909 344 247
Mr Ý: 0906 354 247
Mr Miền: 0909 199 247

Phía Bắc đi các tỉnh:

Ms.Hoa: 0906 353 247

Proship.vn nhận chuyển gửi, nhập khẩu Thức ăn chăn nuôi từ nước ngoài về Việt Nam bằng container đường sắt Giá rẻ, Nhanh an toàn tốt nhất 2023

Việt Nam vốn là nước Nông nghiệp, chuyên sản xuất ra các mặt hàng Nông nghiệp (rau, củ, quả…). Song thực tế cho thấy, hiện nay Việt Nam vẫn là nước có tỉ suất nhập khẩu thức ăn chăn nuôi cao do năng lực sản xuất của các Doanh nghiệp trong nước hiện tại chưa đủ đáp ứng nhu cầu về nguồn thức ăn đáp ứng cho Ngành nghề chăn nuôi.

Từ đây, nhu cầu vận chuyển số lượng lớn các loại thức ăn chăn nuôi từ nước ngoài về Việt Nam ngày càng nhiều nên các Công ty vận tải, nhập khẩu hàng chuyên nghiệp cũng nâng cao năng lực vận tải cùa mình thông qua việc cung cấp Dịch vụ vận chuyển thức ăn chăn nuôi bằng nhiều phương thức khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường biển,…trong đó gửi hàng bằng đường sắt vẫn được ưu tiên lựa chọn nhiều hơn cả bởi tiết kiệm chi phí, công sức, thời giờ lại là hình thức luân chuyển hàng hóa đúng với tiêu chí Logistics xanh mà ngành vận tải đang hướng tới.

PROSHIP.VN cung cấp cho Quý khách hàng “Dịch vụ vận chuyển – nhập khẩu Thức ăn chăn nuôi bằng container đường sắt liên vận Quốc tế” chuyên nghiệp, an toàn cùng sự tận tâm, tận lực của đội ngũ nhân sự chuyên trách, cơ sở hạ tầng đường sắt chuyên biệt, cước phí rẻ cạnh tranh, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu người gửi hàng đưa ra trước khi ký kết Hợp đồng vận tải. Trong quá trình vận chuyển thức ăn chăn nuôi, chúng tôi luôn đáp ứng quy trình và yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn hàng hóa như: thùng xe trung chuyển giao hàng tận nơi tại các tỉnh thành đều có nắp bạt đàm bảo hàng không bị thấm nước, khoang chứa hàng sạch sẽ khô ráo tránh ẩm ướt,…

Dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi của Proship đang phối hợp với các bên để từng bước triển khai cung cấp:

  • Tư vấn cho khách hàng thông tin liên quan đến thủ tục nhập khẩu các loại thức ăn chăn nuôi;
  • Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục nhập khẩu số lượng lớn thức ăn chăn nuôi;
  • Soạn thảo hồ sơ liên quan đến thủ tục nhập khẩu mặt hàng thức ăn chăn nuôi;
  • Nộp hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi;
  • Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi;
  • Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi làm xong thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi;
  • Tư vấn các vấn đề liên quan sau khi thực hiện xong thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi.
Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi ra sao? Có dễ không?
Dịch vụ vận tải số lượng lớn thức ăn chăn nuôi nhập khẩu về Việt Nam bằng container Proship được nhiều khách hàng tin tưởng, đánh giá cao về chất lượng và giá cả.

PROSHIP tự tin đáp ứng đúng và đủ các tiêu chí sau: “Công ty được nhiều phản hồi tốt – Công ty với đội ngũ xe, container và tài xế trung chuyển giao hàng tận nơi chuyên nghiệp – Công ty cung cấp Bảng giá và Hợp đồng cụ thể, rõ ràng”.

Proship nhận vận chuyển các loại thức ăn chăn nuôi sau

  • Vận chuyển thức ăn cho gia súc: trâu, bò, heo;
  • Vận chuyển thức ăn cho gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng;
  • Vận chuyển thức ăn cho tôm, cá;
  • Vận chuyển thức ăn cho chim, thỏ…;
  • Vận chuyển thức ăn cho chó, mèo;
  • Vận chuyển nguyên liệu, khô đậu tương, ngô, cám,…

Các phương tiện vận chuyển, trung chuyển giao tận nơi thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

  • Xe tải thùng kín: 2.5 tấn, 3.5 tấn, 5 tấn, 6 tấn;
  • Xe tải mui bạt: 7 tấn, 8 tấn, 10 tấn, 11 tấn, 15 tấn, 18 tấn, 25 tấn, 30 tấn;
  • Xe container: có các loại 20 feet, 40 feet, 45 feet,…

Nhận giao hàng (Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu) tận nơi tại các tỉnh, thành Việt Nam

  • Miền Bắc: Hà Nội; Lào Cai; Yên Bái; Điện Biên; Hòa Bình; Lai Châu; Sơn La; Hà Giang; Cao Bằng; Bắc Kạn; Lạng Sơn; Tuyên Quang; Thái Nguyên; Phú Thọ; Bắc Giang; Quảng Ninh; Bắc Ninh; Hà Nam; Hải Dương; Hải Phòng; Hưng Yên; Nam Định; Ninh Bình; Thái Bình; Vĩnh Phúc;
  • Miền Trung: Thanh Hóa; Nghệ An; Hà Tĩnh; Quảng Bình; Quảng Trị; Thừa Thiên Huế; Đà Nẵng; Quảng Nam; Quảng Ngãi; Bình Định; Phú Yên; Khánh Hòa; Ninh Thuận; Bình Thuận;
  • Miền Nam: TPHCM; Đồng Nai; Bình Phước; Bình Dương; Tây Ninh; Long An; Bà Rịa- Vũng Tàu; Đồng Tháp; Tiền Giang; An Giang; Bến Tre; Vĩnh Long; Trà Vinh; Hậu Giang; Kiên Giang; Sóc Trăng; Bạc Liêu; Cà Mau; Cần Thơ;
  • Khu vực Tây Nguyên: Kon Tum; Gia Lai; Đăk Lăk ; Đăk Nông; Lâm Đồng;
  • Hoặc giao tại các KCN lớn ở Việt Nam: Phước Đông, Đức Hòa III, Nhơn Hội Bình Định, Mỹ Phước 3, Tân Khai, Minh Hưng, Đồng Xoài, Tân Phú Trung, Hàm Kiệm, Bình Thuận, Bàu Xéo, Lộc An – Bình Sơn, Giang Điền, An Tây, Bỉm Sơn, Long Đức, Du Long, An Hòa; Long Hương, Tam Điệp II, Trâm Vàng, Cát Trinh, Mỹ Yên – Tân Bửu – Long Hiệp; Khánh Phú, Bá Thiện 2, Nhơn Hòa, Yên Phong II, Cộng Hoà, Đông Anh, Sóc Sơn, Long Khánh, Dầu Giây, Tân Thành, Tàu thủy Soài Rạp, Khai Quang Vĩnh Phúc, Gián Khẩu, KCN Thạnh Đức, KCN Sông Công 2, KCN Bắc Đồng Phú, KCN Thuận Yên,…và các Khu chế xuất, Cụm Công nghiệp tiềm năng trải dài từ Bắc chí Nam.

Cước phí chuyển hàng (Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu) phụ thuộc các yếu tố

  • Số lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu về các tỉnh thành Việt Nam nhiều hay ít?
  • Loại hàng, đặc tính hàng hóa ra sao. Các giấy tờ kèm theo (nếu có)?;
  • Khối lượng đóng thùng, kích thước hàng hóa như thế nào?
  • Địa chỉ người nhận, số điện thoại và thông tin khác nếu hàng hóa cần thông quan,…?

Phương thức vận chuyển – giao nhận Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu về Việt Nam

  • Vận chuyển container hàng hóa bằng đường sắt từ Ga đến Ga;
  • Vận chuyển hàng hóa nhập khẩu nước ngoài về Việt Nam từ Ga đến Kho;
  • Vận chuyển container hàng hóa từ Kho đến Kho;
  • Các dịch vụ đi kèm khác nếu khách hàng yêu cầu.

Các dịch vụ hỗ trợ đi kèm

  • Miễn phí lưu kho chờ vận chuyển (nếu thời gian lưu không quá dài ngày);
  • Hỗ trợ đóng gói, bao bọc hàng hóa;
  • Hỗ trợ bốc xếp hàng hóa tại kho bãi;
  • Hỗ trợ thu tiền hàng hộ khách hàng;
  • Xuất hóa đơn, biên bản bàn giao, hợp đồng vận chuyển (nếu cần).

Trên đây là những thông tin về thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi mà Proship muốn chia sẻ đến bạn. Theo đó, Quý khách hàng cần phải chuẩn bị đầy đủ thủ tục nhập khẩu cần thiết để tránh xảy ra một vài sự việc không mong muốn trong quá trình nhập hàng. Nếu các Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đang có nhu cầu tìm kiếm một đối tác gửi hàng, một Nhà vận chuyển Thức ăn chăn nuôi từ nước ngoài về Việt Nam đáng tin cậy, luôn đặt lợi ích khách hàng lên trên hết, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số 0909 344 247 để được tư vấn về cách thức gửi hàng nước ngoài về Việt Nam và nhận báo giá nhanh nhất.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Mr Hưng: 0906 855 247
Mr Quốc: 0909 344 247
Mr Ý: 0906 354 247
Mr Miền: 0909 199 247

Phía Bắc đi các tỉnh:

Ms.Hoa: 0906 353 247

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *