x Các doanh nghiệp nước ngoài có kế hoạch đầu tư, kinh doanh thương mại tại Việt Nam?
x Bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ?
x Các tư nhân, doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam muốn biết quy định, căn cứ pháp lý để làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ?
Vậy, Proship.vn chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm xuất khẩu tại chỗ là gì, xuất khẩu tại chỗ mang lại lợi ích gì, cách thức quy trình thực hiện xuất khẩu tại chỗ có phức tạp không,…cùng những kiến thức liên quan để các thương nhân nước ngoài nắm rõ.
Xuất khẩu tại chỗ là gì, gồm mặt hàng gì?
Khái niệm xuất khẩu tại chỗ
Xuất khẩu tại chỗ là gì? Xuất khẩu tại chỗ là trường hợp hàng hóa được sản xuất phục vụ xuất khẩu cho một thương nhân nước ngoài, nhưng hàng hóa sẽ được giao hàng tại Việt Nam cho một đơn vị theo chỉ định của thương nhân nước ngoài. Doanh nghiệp xuất khẩu bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Các mặt hàng xuất khẩu tại chỗ
Căn cứ khoản 1 Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC có quy định hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ gồm 03 nhóm sau:
- Nhóm 1:
Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị mượn hoặc thuê; nguyên liệu, vật tư dư thừa và phế liệu, phế phẩm theo hợp đồng gia công theo quy định của khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.
- Nhóm 2:
Hàng hóa được mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất hoặc doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.
- Nhóm 3:
Hàng hóa được mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài (không có hiện diện tại Việt Nam) mà được thương nhân nước ngoài này chỉ định giao hoặc nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
Xuất khẩu tại chỗ mang lại lợi ích gì? Cần chuẩn bị những gì?
Lợi ích của xuất khẩu tại chỗ là gì? Dưới đây là câu trả lời và các loại hồ sơ cần chuẩn bị:
CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS
Lợi ích khi xuất khẩu tại chỗ
Bên cạnh hình thức xuất khẩu truyền thống thì xuất khẩu tại chỗ đang là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Hình thức tại chỗ này không những giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, thời gian mà còn được hưởng nhiều ưu đãi về thuế xuất.
Căn cứ pháp lý của thủ tục xuất khẩu tại chỗ
Làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ dựa trên các căn cứ pháp lý sau đây:
- Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
- Khoản 8 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục HQ, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
- Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế với hàng hóa XNK.
Hồ sơ hải quan thủ tục xuất khẩu tại chỗ
Theo Điều 16, khoản 3 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC và khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC, hồ sơ hải quan xuất khẩu tại chỗ gồm những tài liệu sau:
- Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu;
- Hợp đồng mua bán
- Hoá đơn thương mại;
- Giấy phép xuất khẩu;
- Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc chứng từ khác theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành);
- Chứng từ chứng minh tổ chức cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hoá theo quy định của pháp luật về đầu tư;
- Hợp đồng ủy thác;
- Chứng từ khác có liên quan (tùy từng trường hợp cụ thể),…
Thời hạn làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ
Theo khoản 4 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC (sửa đổi tại khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan là 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.
Các bước tiến hành làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ
Khái niệm xuất khẩu tại chỗ là gì đã được giải đáp ở trên. Sau đây là quy trình các bước làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ:
Bước 1: Doanh nghiệp xuất khẩu KBHQ
Căn cứ vào hợp đồng được ký với thương nhân nước ngoài có chỉ định giao hàng tại Việt Nam, doanh nghiệp xuất khẩu phải kê khai đầy đủ các tiêu chí tương ứng cho Doanh nghiệp xuất khẩu trên tờ khai.
Bước 2: Doanh nghiệp nhập khẩu làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ
Đến Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục để đăng ký làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ phù hợp đối với loại hình xuất nhập khẩu khi nhận đủ hàng.
Bước 3: Chi cục HQ làm thủ tục nhập khẩu
Tiếp tục hoàn thiện các giai đoạn bao gồm: nộp tờ khai, tính thuế, niêm phong mẫu hàng (nếu có), xác nhận đã làm thủ tục, giao doanh nghiệp và lưu trữ hồ sơ, thông báo cho Cục Thuế địa phương nơi theo dõi thuế của doanh nghiệp biết.
Bước 4: Doanh nghiệp xuất khẩu
Lúc này, doanh nghiệp xuất khẩu phải nhận hồ sơ đã được làm thủ tục chuyển cho phía Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất để đăng ký làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ.
Bước 5: Chi cục HQ làm thủ tục xuất khẩu
Chi cục Hải quan sẽ tiếp nhận tờ khai hải quan cùng các chứng từ khác thuộc hồ sơ xuất khẩu tại chỗ. Sau đó, tiếp tục tiến hành các bước đăng ký tờ khai theo quy định, phù hợp với từng loại xuất khẩu, nhập khẩu, thuế phí (nếu có).
Proship Logistics đã làm rõ định nghĩa xuất khẩu tại chỗ là gì; thủ tục, quy trình thủ tục tiến hành; lợi ích khi xuất khẩu tại chỗ hàng hóa là gì,…Dựa vào đây, các Thương nhân nước ngoài đang có kế hoạch đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam có thể tham khảo để biết được hình thức xuất khẩu tại chỗ có thực sự phức tạp hay không. Mọi thắc mắc, liên hệ 0909 344 247 để được giải đáp.