Bảo đảm hàng hải là gì – phí bảo đảm hàng hải là gì?

x Bạn muốn biết đối tượng phải nộp và miễn nộp phí bảo đảm hàng hải là gì, ai nên nộp?
x Bạn là tư nhân, doanh nghiệp đang có lô hàng, đơn hàng vận chuyển đường biển và cần tìm hiểu về phí bảo đảm hàng hải?

x Bạn muốn biết pháp luật Việt Nam quy định ra sao đối với việc bảo đảm hàng hải?

Khi sử dụng phương tiện vận tải biển, các chủ tàu phải đóng một khoản bảo đảm hàng hải. Vậy, phí bảo đảm hàng hải miền nam, phí bảo đảm hàng hải miền bắc là phí gì?…Hãy cùng PROSHIP.VN tìm hiểu vấn đề trên trong bài viết sau nhé.

>>>Có thể bạn quan tâm: Những mặt hàng quốc cấm – Container là gì – Công ty vận tải Bắc Nam – Vận chuyển hàng đi Huế

Bảo đảm hàng hải, phí bảo đảm hàng hải là gì?

Nếu các bạn cũng thắc mắc, thì hãy cùng chúng tôi khám phá chi tiết bảo đảm bảo hàng hải và phí bảo đảm hàng hải là gì nhé:

Bảo đảm hàng hải là gì?

Bảo đảm hàng hải (BĐHH) là Cơ quan Nhà nước có trách nhiệm chủ động phối hợp và thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động vận tải trên đường biển tại Việt Nam. Nhiệm vụ của BĐHH là giám sát, quản lý và triển khai các biện pháp an toàn để ngăn chặn rủi ro và tai nạn hàng hải.

BĐHH có nguồn gốc từ Ty Hoa Đăng, được thành lập vào năm 1955. Ty Hoa Đăng là tổ chức tiền thân có trách nhiệm đảm bảo an toàn trên đường biển bằng cách quản lý các đèn biển và hải đăng.

Có thể bạn quan tâm  Phí CIC là gì? Quy định, cách tính thế nào và ai là người trả phí này?
Bảo đảm hàng hải là gì – phí bảo đảm hàng hải là gì?
Bảo đảm hàng hải là Cơ quản nhà nước, làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho hoạt động vận tải tại vùng biển Việt Nam và người tham gia lưu thông trên biển phải đóng phí BĐHH.

Phí bảo đảm hàng hải là gì?

Phí bảo đảm hàng hải là một khoản phí mà các chủ tàu và phương tiện vận tải trên biển phải đóng để hỗ trợ chi phí cho phía Cơ quan Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam trong việc duy trì và cải thiện an toàn hàng hải trên đường biển.

Đối tượng nào phải và không phải nộp phí BĐHH? Khi nào phải có phương án bảo đảm an toàn hàng hải?

Đối tượng phải nộp phí BĐHH

Doanh nghiệp đầu tư và khai thác khu neo đậu tàu thuyền, khu chuyển tải

Các doanh nghiệp quản lý khu vực neo đậu tàu thuyền và khu chuyển tải cũng phải đóng phí BĐHH. Điều này đảm bảo là cả hệ thống neo đậu và cơ sở hạ tầng khu vực chuyển tải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn.

CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS

 

Doanh nghiệp đầu tư và khai thác luồng hàng hải

Các doanh nghiệp có đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực khai thác luồng hàng hải là những đối tượng chủ yếu phải nộp phí BĐHH. Điều này đảm bảo rằng người chịu trách nhiệm trực tiếp với các tuyến đường biển chịu phần lớn trách nhiệm tài chính.

Tổ chức, cá nhân và cơ quan nhà nước liên quan đến hoạt động hàng hải

Ngoài các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và cơ quan nhà nước liên quan đến hoạt động hàng hải cũng có trách nhiệm đóng góp phí BĐHH để hỗ trợ cơ quan BĐHH thực hiện nhiệm vụ quản lý và duy trì an toàn trên biển.

Trường hợp nào KHÔNG PHẢI thu phí hàng hải?

Các trường hợp KHÔNG PHẢI thu phí bảo đảm hàng hải cần biết:

1. Xuồng hoặc ca nô của tàu mẹ chở khách neo tại khu vực hàng hải được phép thực hiện vận chuyển khách vào, rời cảng biển.

2. Tàu thuyền vào, rời cảng biển để cấp cứu bệnh nhân, bàn giao người cứu được trên biển mà không xếp dỡ hàng hoá, không đón, trả khách theo xác nhận của cảng vụ hàng hải; tàu thuyền tham gia tìm kiếm cứu nạn, phòng chống lụt bão, thiên tai theo lệnh điều động hoặc được sự chấp thuận của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Có thể bạn quan tâm  Lệ phí cầu đường - cầu cảng là gì?

3. Tàu thuyền đang làm hàng tại bến cảng, cầu cảng phải di chuyển sang khu vực hàng hải khác căn cứ Giấy phép rời cảng của cảng vụ hàng hải để tránh bão khẩn cấp, được miễn thu phí bảo đảm hàng hải lượt vào, lượt rời tại cảng đến tránh bão và lượt rời tại cảng được cấp phép đi tránh bão.

4. Tàu thuyền của lực lượng vũ trang nước ngoài đến khu vực hàng hải để thăm chính thức hoặc xã giao theo lời mời của Nhà nước Việt Nam; tàu thanh thiếu niên nước ngoài đến khu vực hàng hải để giao lưu văn hoá, thể thao theo lời mời của cơ quan cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ Việt Nam.

Bảo đảm hàng hải là gì – phí bảo đảm hàng hải là gì?
Sẽ có những đối tượng bắt buộc phải và không phải đóng phí BĐHH và cần có phương án BĐHH khi cấp thiết.

Trường hợp nào PHẢI CÓ phương án bảo đảm an toàn hàng hải?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 58/2017/NĐ-CP có quy định:

Phương án bảo đảm an toàn hàng hải

1. Trước khi tiến hành xây dựng, thi công các cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, chủ đầu tư có trách nhiệm trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải và tổ chức thực hiện phương án bảo đảm an toàn hàng hải đã được phê duyệt.

2. Các trường hợp phải lập phương án bảo đảm an toàn hàng hải:

a) Xây dựng các công trình cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải và khu nước, vùng nước;

b) Xây dựng các công trình giao cắt với vùng nước cảng biển, luồng hàng hải hoặc các công trình có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải như cầu, đường dây điện, cáp treo, các công trình ngầm, giàn khoan, phong điện, thủy điện, nhiệt điện và các công trình tương tự khác;

c) Các công trình thi công, đầu tư xây dựng trong vùng biển Việt Nam ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải…

Việc bảo đảm hàng hải quy định ra sao trong pháp luật Việt Nam?

Bảo đảm hàng hải miền Nam, bảo đảm hàng hải miền Bắc được hướng dẫn tại Điều 108 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2017), theo đó:

Có thể bạn quan tâm  Tìm hiểu Cut-off time/Closing Time là gì? Nội dung, quy định như thế nào?

1. Bảo đảm an toàn hàng hải gồm các hoạt động sau:

a) Tổ chức và quản lý bảo đảm an toàn hàng hải;

b) Cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải.

2. Tổ chức và quản lý bảo đảm an toàn hàng hải là việc thiết lập và vận hành hệ thống bảo đảm an toàn hàng hải, bao gồm việc quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức khai thác hệ thống bảo đảm an toàn hàng hải; tiêu chuẩn hóa, đánh giá, giám sát bảo đảm chất lượng cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải.

3. Dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải gồm:

a) Thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải, luồng hàng hải và tuyến hàng hải;

b) Khảo sát, xây dựng và phát hành hải đồ vùng nước cảng biển, luồng hàng hải và tuyến hàng hải;

c) Thông báo hàng hải;

d) Điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải;

đ) Xây dựng và phát hành tài liệu, ấn phẩm an toàn hàng hải;

e) Thông tin điện tử hàng hải;

g) Hoa tiêu hàng hải;

h) Tìm kiếm, cứu nạn hàng hải;

i) Thanh thải chướng ngại vật ảnh hưởng đến an toàn hàng hải;

k) Các dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải khác theo quy định của pháp luật.

Bảo đảm hàng hải là gì – phí bảo đảm hàng hải là gì?
Đối với việc bảo đảm hàng hải trên biển, pháp luật Việt Nam có quy định riêng theo Điều 108 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015.

4. Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về trang thiết bị, nguồn tài chính, nhân lực theo quy định của pháp luật.

5. Chính phủ quy định điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tổ chức và quản lý công tác bảo đảm an toàn hàng hải.

Proship Logistics đã tổng hợp kiến thức cần biết về bảo đảm hàng hải cho các doanh nghiệp vận tải hàng đường biển tham khảo. Vậy, nếu bạn muốn tìm hiểu bảo đảm hàng hải miền Nam hoặc bảo đảm hàng hải miền Bắc nên lưu lại thông tin trên. Mọi thắc mắc liên quan, liên hệ ngay 0909 344 247 để được hỗ trợ các gói dịch vụ vận chuyển, thông quan hàng hóa,…

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn