Khi ký kết hợp đồng vận chuyển đường biển cần lưu ý gì?

x Doanh nghiệp bạn có lô hàng cần vận chuyển đường biển muốn tìm hiểu hợp đồng vận tải biển?
x Bạn muốn biết khi ký kết hợp đồng vận chuyển hàng đường biển cần chuẩn bị gì và lưu ý gì?
x Bạn thắc mắc ai sẽ phải ký kết bản hợp đồng? Có mấy loại hợp đồng? Có cần phải có hợp đồng khi vận tải biển?

PROSHIP.VN chúng tôi sẽ chia sẻ nhanh các lưu ý khi ký kết Hợp đồng vận chuyển đường biển, bao gồm khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là gì? Đối tượng ký hợp đồng vận tải đường biển là ai? Tại sao CẦN PHẢI CÓ bản hợp đồng vận chuyển đường biển này,…ngay sau đây.

Hợp đồng vận tải hàng đường biển là gì? Đối tượng ký là ai?

Khái niệm hợp đồng vận tải biển

Hợp đồng vận chuyển đường biển được giải thích theo khoản 1 Điều 145 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

1. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.

2. Hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các động sản khác, kể cả động vật sống, container hoặc công cụ tương tự do người giao hàng cung cấp để đóng hàng được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Theo đó, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.

Có thể bạn quan tâm  Hợp đồng mẫu cho thuê xe tải của Proship
Khi ký kết hợp đồng vận chuyển đường biển cần lưu ý gì?
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa đường biển là thỏa thuận hợp tác giữa người vận chuyển với người thuê vận chuyển được quy định tại khoản 1 Điều 145 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015.

Đối tượng ký hợp đồng vận tải biển

Việc ký kết được thực hiện bởi các bên liên quan, bao gồm:

CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS

 
  • Người gửi hàng thuê dịch vụ đây chính là người ủy quyền hoặc ủy quyền cho người khác ký hợp đồng với phía bên cung cấp dịch vụ chuyển;
  • Người vận chuyển lạ mình tự mình hoặc ủy thác cho người khác ký kết hợp đồng với bên khách. Khi đó người cung cấp dịch vụ sẽ thực hiện toàn bộ việc vận chuyển hàng hóa đường biển đến nơi cần gửi một cách an toàn nhất.

>>Xem thêm: Lý do vận chuyển hàng đường biển có chi phí thấp?

Lưu ý khi ký kết Hợp đồng vận tải hàng đường biển

Sau khi ký kết hợp đồng vận tải đường biển, CẦN LƯU Ý:

  • Hợp đồng vận chuyển đường biển là bản cam kết có giá trị, có hiệu được pháp lý được thỏa thuận giữa bên được thuê vận chuyển và bên vận chuyển. Do đó, người vận chuyển sau khi đã có nguồn hàng nhất định cần mang về Việt Nam để thực hiện chức năng buôn bán thì cần phải thuê bên vận chuyển;
  • Tại quy định điều 70 – mục 1 – chương V, Công ty vận chuyển sẽ thu tiền đặt cọc trước, sau đó thực hiện nhiệm vụ giao trả hàng đúng nơi đã ghi trong bản hợp đồng. Việc cước phí do sự thỏa thuận của đôi bên trong hợp đồng;
  • Thông thường, nếu có số lượng hàng ít thì nên đi đường hàng không để tiện lợi hơn. Tuy nhiên, với số lượng lớn và không cần gấp, để tiết kiệm chi phí thì đa số các Công ty vận chuyển sẽ chọn đi đường biển;
Có thể bạn quan tâm  Hợp đồng thuê tàu vận chuyển chi tiết và những quy định người thuê cần nắm rõ
Khi ký kết hợp đồng vận chuyển đường biển cần lưu ý gì?
Khi ký kết hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường biển, các bên cần lưu ý về tính pháp lý, loại hàng, cước phí, trách nhiệm liên quan,…để hạn chế tranh chấp không đáng có.
  • Hình thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển khá phong phú, đa dạng, không bị giới nghiêm bởi một số mặt hàng như quần áo, đồ gia dụng, đồ điện tử, nguyên liệu,…Trừ chất cấm như bom mìn, pháo, thuốc nổ,…(hàng hóa trong danh sách cấm nhập khẩu của Chính phủ Việt Nam);
  • Khi bạn đã nhận đúng mặt hàng, kiểm tra kỹ toàn bộ đảm bảo về việc người thuê vận chuyển có trách nhiệm sẽ thanh toán toàn bộ chi phí cho bên được thuê. Khi đôi bên đã thống nhất và thỏa mãn, hợp đồng sẽ lập tức chấm dứt và vô hiệu lực. Việc xảy ra tranh chấp hoặc bất cập tình trạng hàng hóa không đảm bảo, mọi hình thức phạt, bồi thường sẽ được dựa vào các điểm đã quy định trong hợp đồng;
  • Việc ký kết hợp đồng vận chuyển đường biển, bên được thuê vận chuyển phải có nhiệm vụ đảm bảo tình trạng an toàn của hàng hóa, sản phẩm. Nếu mặt hàng đó là động vật sống vận hay vận chuyển hàng hóa trên boong tàu thì thỏa thuận về việc giảm trách nhiệm đối với người thuê. Đôi bên sẽ đưa ra mức giảm thiểu trách nhiệm hợp lý nhất trước khi dẫn đến việc ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Hợp đồng vận tải hàng hóa đường biển gồm loại nào?

Theo Điều 146 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về các loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển như sau:

Các loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển:

1. Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển.

Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được giao kết theo hình thức do các bên thỏa thuận.

2. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến.

Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản.

Tại sao cần có bản Hợp đồng vận tải hàng đường biển?

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là hợp đồng ký kết giữa các bên liên quan bao gồm Công ty cung cấp dịch vụ và chủ thuê vận chuyển với văn bản có nội dung cam kết, thỏa thuận các điều khoản trong việc vận chuyển hàng hóa.

Có thể bạn quan tâm  Tìm hiểu những mẫu hợp đồng thuê tàu định hạn cụ thể nhất hiện nay

Do đó, với những người có trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ đã nêu trong các điều khoản hợp đồng. Bên tiến hành thu cước vận chuyển do khách hàng trả và vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận đến cảng trả hàng bằng hình thức tàu biển.

Khi ký kết hợp đồng vận chuyển đường biển cần lưu ý gì?
Nếu không may khi xảy ra tranh chấp gì trong vận chuyển thì bản hợp đồng vận tải biển này sẽ là bằng chứng hiệu lực để đôi bên ngồi với nhau đưa ra hướng giải quyết.

Trong quá trình vận chuyển, bên cung cấp dịch vụ và khách hàng cần có hợp đồng để nhằm giải quyết các vấn đề không may gặp phải. Căn cứ vào nội dung hợp đồng vận tải đường biển đã ký kết, văn bản đem ra để phân bua phần đúng sai, loại bỏ mâu thuẫn giữa hai bên.

Khi tranh chấp xảy ra, hợp đồng là thứ hiệu lực nhất, là bằng chứng trình trước các Cơ quan có thẩm quyền giải quyết bất đồng hai bên về điều khoản đền bù tổn thất về hàng hóa. Vậy nên, chủ hàng cần xem xét và cẩn trọng trước khi ký hợp đồng để tránh các xung đột không đáng có về sau.

Trên đây là những lưu ý quan trọng khi ký kết hợp đồng vận chuyển đường biển cho các bên liên quan nắm rõ và hiểu đúng lý do tại sao cần phải có bản hợp đồng này. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan tới Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hay có nhu cầu Booking Dịch vụ vận chuyển container đường biển Bắc Nam giá rẻ, liên hệ ngay 0909 344 247 để được Proship Logistics tư vấn, hỗ trợ trực tiếp.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn