Lệ phí cầu đường – cầu cảng là gì?

x Các bác tài tham gia giao thông đang cần tìm hiểu phí cầu cảng là gì, lệ phí cầu đường là phí gì?
x Bạn muốn biết ai là đối tượng BẮT BUỘC phải nộp phí cầu cảng, cầu đường theo quy định?
x Bạn muốn biết cách hạch toán phí cầu đường trong doanh nghiệp cho từng trường hợp ra sao?

Tham gia giao thông bằng phương tiện xe cơ giới, xe ô tô, mô tô,…đồng nghĩa với việc bạn phải đóng nhiều loại phí, trong đó có phí cầu đường và cầu cảng. Vậy, phí cầu đường là gì, cầu cảng là gì? Đối tượng nào bắt buộc phải đóng lệ phí cầu đường, cầu cảng,…? Mọi thắc mắc liên quan đều sẽ được PROSHIP.VN chúng tôi làm rõ trong bài viết sau đây.

>>Có thể bạn quan tâm: Quy định đem chất lỏng lên máy bay – Đăng kiểm là gì – Gửi hàng đi Huế – Dịch vụ vận tải hàng hóa

Phí cầu đường là gì? Phí cầu cảng là gì?

Cầu đường – cầu cảng của Nhà nước quản lý là những cầu, đường được xây dựng mua sắm bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và vốn có nguồn gốc từ ngân sách. Do đó, cần phải có đủ khoản tiền để bù đắp lại cho những chi phí đã dùng để xây và sửa cầu đường:

Phí cầu đường là gì?

Phí cầu đường là gì? Phí cầu đường là khoản tiền mà người sử dụng phương tiện giao thông phải trả khi lưu thông qua các tuyến đường có trạm thu phí, được sử dụng để bù đắp chi phí đầu tư, xây dựng, bảo dưỡng cầu đường,…được thu trực tiếp mỗi lần qua trạm thu BOT.

Có thể bạn quan tâm  Lss là phí gì? Được tính như thế nào, ai phải trả mức phí này?

Mức phí cầu đường được quy định bởi Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nó phụ thuộc vào loại phương tiện giao thông, trọng lượng phương tiện, quãng đường,…Phí cầu đường được thu bằng tiền mặt hoặc thẻ. Người sử dụng phương tiện giao thông có thể nộp phí cầu đường tại các trạm thu phí.

Lệ phí cầu đường – cầu cảng là gì?
Phí cầu đường, cầu cảng là phí mà người sử dụng phương tiện giao thông phải trả để bù đắp chi phí đầu tư, xây dựng, bảo dưỡng cầu đường,…

Phí cầu cảng (Terminal Handling Fee – THC)

Phí cầu cảng là gì? Phí cầu cảng là loại phí được thu tại nơi đi của lô hàng. Phí cầu cảng được thu theo số lượng container vận chuyển và tùy thuộc vào từng loại container.

Phí cầu cảng là loại phí trả cho hoạt động vận chuyển container từ bãi xe xuống tàu hoặc lên tàu từ bãi. Loại phí này có thể hiểu như là một khoản tiền thuê nhân công, trang thiết bị bốc xếp và bến bãi cho chủ hàng. Chính vì thế, mức thu này sẽ được thông báo chi tiết tới khách hàng tùy thuộc vào loại container và số lượng container.

CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS

 

Đối tượng phải đóng và miễn đóng phí cầu đường – cầu cảng

Phí cầu đường là gì, cầu cảng là gì ở trên đã giúp bạn hình dung khái niệm về nó để chủ động nộp phí đúng quy định. Vậy, bạn đã biết đối tượng nào PHẢI ĐÓNG và đối tượng nào ĐƯỢC MIỄN phí cầu cảng hay chưa?

Đối tượng PHẢI ĐÓNG phí cầu đường – cầu cảng

Các phương tiện cơ giới đường bộ, kể cả máy kéo, máy xúc, máy ủi, cần cẩu và các máy cơ giới khác, phương tiện cơ giới đường bộ thuộc lực lượng quốc phòng, an ninh thực tế đi qua cầu, đường quy định thu phí đều phải chịu phí cầu, đường tương ứng.

Tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng phương tiện giao thông thuộc đối tượng phải chịu phí cầu đường, thực tế sử dụng cầu, đường quy định thu phí.

Lệ phí cầu đường – cầu cảng là gì?
Các bác tài, doanh nghiệp,…phải nắm rõ các đối tượng, phương tiện BẮT BUỘC và ĐƯỢC MIỄN phí cầu đường, cầu cảng theo luật định.

Đối tượng MIỄN ĐÓNG phí cầu đường – cầu cảng

Theo Thông tư 57/1998/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 27/04/1998 quy định đối tượng KHÔNG PHẢI đóng phí cầu đường – cầu cảng:

  • Xe đám tang, gồm cả xe tang và xe chở người đi theo xe tang;
  • Xe chuyên dùng cứu thương; trong trường hợp các phương tiện cơ giới khác đang chở người bị tai nạn giao thông đi cấp cứu thì cũng không phải nộp phí;
  • Xe đang chở khách của Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ và tổ chức chính trị – xã hội, có xe công an hộ tống;
  • Xe của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế thường trú tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao. Trường hợp này, người sử dụng xe phải xuất trình chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ do Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp.
  • Xe chuyên dùng cho thương binh, người tàn tật do chính thương binh hoặc người tàn tật sử dụng;
  • Xe chuyên dùng vào mục đích an ninh, quốc phòng (xe tăng, xe bọc thép, xe xích, xe cứu hoả và các xe chuyên dùng khác);
  • Xe của lực lượng an ninh đang sử dụng đuổi bắt kẻ gian;
  • Các phương tiện cơ giới đang làm nhiệm vụ đột xuất, khẩn cấp theo lệnh huy động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, như: xe hộ đê, xe phòng chống lụt bão, chống dịch bệnh;
  • Xe cơ giới đang thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cổ động các chính sách của Đảng và Nhà nước theo lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền;
  • Xe Nhà báo sử dụng;
  • Công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên sử dụng xe gắn máy 2 bánh thường xuyên phải qua lại cầu, đường thì được giảm phí bằng việc được mua vé tháng.
Có thể bạn quan tâm  SHIP HÀNG NGHĨA LÀ GÌ - TIỀN, GIÁ SHIP, FREE SHIP LÀ GÌ?

Phí cầu đường hạch toán thế nào trong doanh nghiệp?

Phí cầu đường là gì, phí cầu cảng là gì, đối tượng nào phải nộp lệ phí cầu đường, cầu cảng,…đã được giải đáp. Dưới đây là cách áp dụng hạch toán trong doanh nghiệp:

Dành cho xe của bộ phận bán hàng

Chi phí cầu đường này được hạch toán vào chi phí bán hàng. Điều kiện ghi nhận chi phí hợp lý:

  • Các loại xe tải hay xe bán tải đang thuộc quyền sở hữu của chính doanh nghiệp đó;
  • Xe tải được sử dụng cho mục đích chuyên chở hàng hoá và thành phẩm giao bán;
  • Có kèm Biên bản bàn giao các loại sản phẩm hay hàng hóa;
  • Có kèm hóa đơn xăng dầu dùng cho xe và phải đúng cung đường của hóa đơn hàng xuất bán cho khách hàng;
  • Có phí (vé cước cầu đường) đúng tuyến của xe chạy;
  • Hạch toán chi phí cầu đường dành cho bộ phận bán hàng: Nợ tài khoản 641; Có tài khoản 111.

Dành cho xe của lãnh đạo doanh nghiệp đi lại

Là loại phí cầu đường được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Điều kiện ghi nhận chi phí hợp lý:

  • Xe phải thuộc quyền sở hữu của chính doanh nghiệp đó;
  • Doanh nghiệp có Quy chế chi tiêu nội bộ, trong đó quy định xe được đi trong bao nhiêu km và sử dụng xe vào mục đích gì,…;
  • Cần phải có nhật ký ghi lại lịch trình của xe;
  • Các hóa đơn xăng dầu dùng cho xe;
  • Phí cầu đường (Vé cước đường bộ);
  • Hạch toán cho xe thuộc bộ phận quản lý: Nợ tài khoản 6422; Có tài khoản 111.
Có thể bạn quan tâm  C/O form AJ là gì? Quy trình kê khai C/O form AJ như thế nào?
Lệ phí cầu đường – cầu cảng là gì?
Sẽ có chính sách hạch toán riêng trong doanh nghiệp với xe của bộ phận bán hàng, xe của lãnh đạo doanh nghiệp đi lại, xe của bộ phận lái xe thuộc Công ty kinh doanh dịch vụ vận tải.

Dành cho xe của bộ phận lái xe thuộc Công ty kinh doanh dịch vụ vận tải

Với đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải, điều kiện ghi nhận chi phí cầu đường hợp lý:

  • Xe tải phải thuộc quyền sở hữu của chính doanh nghiệp đó;
  • Xe tải phải sử dụng cho mục đích mang lại cước vận chuyển (tức là tạo ra doanh thu vận chuyển);
  • Có các bảng kê đi kèm Hóa đơn vận chuyển;
  • Hạch toán chi phí dành cho bộ phận mang lại doanh thu vận chuyển: Nợ tài khoản 6277; Có tài khoản 111.

Trên đây là những giải đáp về lệ phí cầu đường là gì, phí cầu cảng là gì, cách hạch toán các khoản phí này trong doanh nghiệp ra sao,…Theo đó, các bác tài hoặc doanh nghiệp quan tâm tới vấn đề này có thể cập nhật và liên hệ ngay 0909 344 247 để được tư vấn các Dịch vụ vận tải Đa phương thức giá rẻ bạn quan tâm.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn