Qui trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Quy trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Vì hàng thủ công mỹ nghệ là loại hàng hóa Nhà nước khuyến khích xuất khẩu nên doanh nghiệp không phải xin giấy phép xuất khẩu.

Chuẩn bị hàng hóa

Quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu gồm các khâu:

Thứ nhất, tập trung hàng xuất khẩu đủ về số lượng. Phù hợp về chất lượng và đúng thời điểm, tối ưu hóa được chi phí, là một hoạt động rất quan trọng của các doanh nghiệp kinh doanh. Mỗi loại hình doanh nghiệp với các đặc trưng khác nhau thì quá trình này cũng khác nhau.

Thứ hai, bao gói hàng xuất khẩu: đây là khâu quan trọng trong việc chuẩn bị hàng hóa bởi nó hạn chế những tác động của môi trường bên ngoài nhằm bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển, bảo quản đồng thời có tác dụng quảng cáo và hướng dẫn tiêu dùng.

Thứ ba, kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu: đây là khâu cần thiết và là khâu cuối cùng trong quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu.Việc kẻ ký mã hiệu bảo đảm thuận lợi cho phương pháp giao nhận và hướng dẫn phương pháp, kỹ thuật bốc dỡ, vận chuyển và bảo quản hàng hóa cho nhà nhập khẩu.

Kiểm tra hàng xuất khẩu

Trước khi giao hàng người xuất khẩu có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng về chất lượng, số lượng …Việc kiểm tra được thực hiện ở 2 cấp:

ở cơ sở: việc kiểm tra ở cơ sở giữ vai trò quyết định và có tác dụng triệt để nhất.

ở các cửa khẩu: việc kiểm tra hàng ở các cửa khẩu có tác dụng thẩm tra lại kết quả kiểm tra ở cơ sở. Cơ quan giám định căn cứ vào đơn và L/C để giám định hàng hóa. Kiểm tra thực tế về số lượng, trọng lượng, bao bì, ký mã hiệu, chất lượng hàng hóa và cấp chứng thư.

Thuê phương tiện vận tải

Việc thuê phương tiện vận tải cho chuyên chở hàng xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến qúa trình giao hàng, sự an toàn của hàng hóa. Trong hoạt động xuất khẩu nếu điều kiện cơ sở giao hàng của hoạt động là một trong số các điều kiện CFR, CIF, CPD, CIP, DES, DDE, DDP thì nhà xuất khẩu phải thuê phương tiện vận tải. Nếu điều kiện cơ sở giao hàng là EXW, FCA, FAS, FOB thì nhà nhập khẩu phải thuê phương tiện vận tải.

Có rất nhiều phương tiện vận tải như: đường hàng không, đường sắt, đường bộ…Tuy nhiên vận tải đường biển là phổ biến nhất và thường được các doanh nghiệp, công ty vận chuyển Việt Nam áp dụng.

Mua bảo hiểm cho hàng hóa

Trong TMQT, hàng hóa thường phải vận chuyển đi xa, điều kiện vận tải phức tạp nên hàng hóa dễ bị hư hỏng, mất mát, tổn thất trong quá trình vận chuyển hàng. Do đó, các doanh nghiệp thường mua bảo hiểm cho hàng hóa bằng 1 khoản tiền ( phí bảo hiểm ) để giảm bớt rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, để lựa chọn việc mua bảo hiểm hay không cần phải dựa vào các căn cứ sau:

– Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng trong hoạt động xuất khẩu

– Căn cứ vào hàng hóa vận chuyển

– Căn cứ vào điều kiện vận chuyển

Làm thủ tục hải quan

Quy trình làm thủ tục hải quan về cơ bản sẽ tiến hành theo 3 bước là: Khai báo hải quan, xuất trình hàng hóa để công chức Hải quan kiểm tra, thực hiện các quyết định của công chức hải quan. Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm tình hình, những quy định tại mỗi quốc gia và trong từng thời kỳ nhất định mà quy trình làm thủ tục hải quan có thể được triển khai theo các bước cụ thể khác nhau.

Giao hàng với phương tiện vận tải

Hàng xuất khẩu chủ yếu được giao bằng đường biển và đường sắt. Nếu hàng hóa được giao bằng đường biển, chủ hàng phải tiến hành các việc sau: Căn cứ vào các chi tiết hàng xuất khẩu, lập bảng đăng ký hàng chuyên chở cho người vận tải (Đại diện hàng hải, hoặc thuyền trưởng, công ty đại lý tàu biển ) để đổi lấy sơ đồ xếp hàng.

– Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày giờ.

– Bố trí phương tiện đem hàng vào cảng, xếp lên tàu.

– Lấy biên lai thuyền phó và đổi lấy vận đơn đường biển. Vận đơn đường biển phải là vận đơn hoàn hảo. Nếu chuyên chở bằng đường sắt chủ hàng phải đăng ký với cơ quan đường sắt để xin cấp toa xe cho phù hợp với tính chất và khối lượng hàng hóa. Khi đã được cấp toa xe, chủ hàng tổ chức bốc xếp hàng, niêm phong cặp chì và làm các chứng từ vận tải, trong đó chủ yếu là vận đơn đường sắt.

Nghiệp vụ thanh toán

Trong thương mại quốc tế có nhiều phương thức thanh toán, chủ yếu các doanh nghiệp áp dụng phương thức thanh toán L/C hoặc T/T. Đối với khách hàng truyền thống hay hàng hóa có giá trị không quá lớn mới áp dụng phương thức T/T. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho phương tiện vận tải, doanh nghiệp cần nhanh chóng lập bộ chứng từ để thực hiện thanh toán.

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Nếu chủ hàng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ bị khiếu nại đòi bồi thường, cần phải có thái độ nghiêm túc, thận trọng trong việc xem xét yêu cầu của khách hàng ( người nhập khẩu ). Việc giải quyết phải khẩn trương kịp thời và có tình có lý.

Có thể bạn quan tâm:
– Vận chuyển hàng hóa đi Campuchia
– Vận chuyển hàng hóa đi Lào

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *