Đánh giá tổng quan ưu nhược điểm vận tải đường biển

x Doanh nghiệp bạn có lô hàng cần vận chuyển đường biển và muốn biết phương thức này có ưu điểm gì?
x Bên cạnh ưu điểm của vận tải đường biển thì hình thức vận chuyển này có nhược điểm gì hay không?
x Bạn chưa biết thủ tục vận tải hàng đường biển ra sao? Loại hàng nào nên vận chuyển phương thức này?

Khi tìm hiểu về lĩnh vực xuất nhập khẩu thì ưu nhược điểm của vận tải đường biển rất được quan…Proship.vn chúng tôi sẽ chỉ ra các ưu điểm vận tải biển, bên cạnh đó còn một vài nhược điểm của phương thức gửi hàng này mà các doanh nghiệp cần ghi nhận kịp thời và cân nhắc trước khi chọn.

>>XEM THÊM:

Vận tải hàng đường biển là gì?

Hình thức vận tải đường biển ra đời sớm nhất trong các phương thức vận chuyển. Từ thế kỷ V Trước công nguyên, con người đã biết sử dụng đường biển để giao thương. Đến nay, hình thức vận chuyển đường biển phát triển mạnh mẽ và rất phổ biến.

Đánh giá tổng quan ưu nhược điểm vận tải đường biển
Vận tải biển luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi hoạt động logistics và giao thương quốc tế.

Cơ sở hạ tầng liên quan đến vận chuyển như: bến tàu, bến cảng hay cảng cạn,…được đầu tư hiện đại. Số lượng hàng vận chuyển ngày càng tăng lên với đa dạng mặt hàng khác nhau.

Đánh giá chung về ưu nhược điểm của vận tải biển

Ưu nhược điểm của vận tải đường biển được Proship chỉ ra như sau:

Ưu điểm vận tải đường biển

Ưu điểm của vận tải đường biển phải kể đến như:

  • Vận chuyển hàng đặc biệt:
Có thể bạn quan tâm  Công ty vận chuyển hàng hóa bằng đường biển tại TPHCM

Những mặt hàng có trọng lượng nặng hay cồng kềnh được vận chuyển bằng đường biển dễ dàng. Chi phí phát sinh thêm không quá lớn bởi giá cước vận tải đường biển rất rẻ.

CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS

 
  • An toàn tuyệt đối:

Thiết kế tàu đảm bảo an toàn để vận chuyển các mặt hàng nguy hiểm, chất hóa học và hàng hóa dạng lỏng. Vấn đề của các loại mặt hàng này được xử lý chuyên nghiệp và thành thạo bởi ngành công nghiệp tàu. Sự an ninh của con tàu, nhân viên, môi trường và hàng hoá được đảm bảo bởi một đội quản lý, hệ thống an ninh tiên tiến.

  • Tiết kiệm chi phí:

Lựa chọn này có tính kinh tế hơn và chi phí giảm thiểu khi vận chuyển loại hàng cồng kềnh. Chi phí thấp hơn nhiều so với vận chuyển đường bộ, hàng không và tàu hỏa.

  • Bảo trì chi phí thấp:

Hầu hết chi phí bảo trì của tàu vận tải thấp, cạnh tranh hơn nhiều so với chi phí bảo dưỡng của đường hàng không hay đường ray xe lửa.

  • Bảo vệ môi trường:

Lượng khí thải Carbon từ tàu vận chuyển rất thấp vì nhiên liệu tiêu thụ ít. Nhờ vào việc bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp lớn đều ưu tiên chọn vận chuyển đường biển.

  • Tuyến giao thông tự nhiên:

Vì thực hiện giao hàng trên biển nên không phải đầu tư nhiều cho các tuyến đường vận chuyển. Những tuyến đường giao thông tự nhiên này giúp tàu vận chuyển di chuyển ổn định và ít gây tổn hại đến hàng hóa.

  • Tính hiệu quả cao:

Công ty vận chuyển có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của bạn dù đơn hàng có kích thước bao nhiêu. Với mặt hàng nhỏ lẻ sẽ được đóng chung vào một cont và những gói vận chuyển theo từng mặt hàng.

Đánh giá tổng quan ưu nhược điểm vận tải đường biển
Ưu điểm vận tải biển là an toàn, hiệu quả cao, khả năng vận chuyển hàng đặc biệt,…nhưng nhược điểm là thời gian vận chuyển dài, không giao hàng tận nơi, có thể phát sinh chi phí,…

Nhược điểm vận tải đường biển

  • Rủi ro hàng hóa:
Có thể bạn quan tâm  CCC là gì? Quy định và quy trình nhận CCC như thế nào?

Khả năng phát sinh rủi ro sẽ gia tăng khi thời gian từ lúc xếp hàng đến lúc dỡ hàng khá lâu. Hàng hóa có thể bị hư hại, thất thoát khi gặp thời tiết xấu hay bị trì hoãn vì bị hải quan giữ lại.

  • Vận chuyển thời gian dài:

Việc vận chuyển hàng đường biển mất nhiều thời gian hơn. Thích hợp với những đơn hàng không cần giao gấp. Tốc độ khai thác tàu còn nhiều hạn chế nên phải đến 1 tháng hàng mới đến trong khi chỉ từ 2 – 3 ngày đối với đường hàng không.

  • Chi phí kết hợp:

Chi phí có thể phát sinh khi cần kết hợp với các phương thức vận tải khác để nhận hàng từ bên gửi và bàn giao hàng lại cho bên nhận. Việc kết hợp này có thể làm kéo dài thời gian giao nhận hàng khiến chi phí thời gian và khoản phí liên quan tăng lên.

  • Không giao hàng tận nơi:

Kích thước tàu vận chuyển lớn nên chỉ vận chuyển hàng hoá được đến cảng đích. Sau đó, phải sử dụng đường bộ để đưa hàng đến tay người dùng.

Loại hàng, mặt hàng nào nên được vận tải đường biển?

Thông thường, hàng hóa vận tải đường biển sẽ được chia làm các chủng loại để Đơn vị vận chuyển có phương án vận chuyển tối ưu nhất:

  • Hàng hóa có tính chất lý hóa: Hàng dễ hút ẩm, các loại hàng hóa nguy hiểm;
  • Hàng dễ bị tác động của môi trường: Gia vị, thuốc lá, chè,…;
  • Hàng không bị ảnh hưởng đến các hàng khác: Vật liệu xây dựng, công nghiệp,…

Ngoài ra, vận tải biển còn phân loại hàng theo hình thức vận chuyển:

  • Vận tải bằng sà lan: Các loại khoáng sản, cát, đá,…;
  • Vận tải bằng container: Áp dụng cho hàng bách hóa;
  • Vận tải bằng phương tiện giữ đông lạnh: Mặt hàng đặc trưng cần bảo quản ở nhiệt độ thấp.

Thủ tục vận tải hàng bằng đường biển

Khi đã hiểu rõ ưu nhược điểm của vận tải đường biển là gì thì cũng cần nắm thủ tục vận chuyển ra sao:

Chuẩn bị hàng hóa

Trước khi gửi hàng đường biển, bạn cần chuẩn bị hàng hóa cẩn thận. Đóng gói hàng hóa đúng cách, đảm bảo an toàn và tiện lợi cho việc vận chuyển. Với hàng đặc biệt như hàng nguy hiểm, cần tuân thủ quy định riêng và đóng gói theo yêu cầu.

Có thể bạn quan tâm  Ủy thác xuất nhập khẩu là gì? Có những quy định chính nào?

Chọn dịch vụ vận tải

Sau khi chuẩn bị hàng hóa, cần chọn dịch vụ vận tải phù hợp. Có nhiều Công ty vận tải biển cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa trên toàn thế giới. Bạn cần tìm hiểu các dịch vụ, giá cả, thời gian vận chuyển và uy tín của công ty trước khi chọn dịch vụ.

Lập hợp đồng vận tải

Sau khi chọn dịch vụ vận tải, bạn cần lập hợp đồng vận chuyển với Công ty vận tải. Trong hợp đồng cần ghi rõ các điều khoản về loại hàng, số lượng, giá cả, thời gian vận chuyển, bảo hiểm và các điều khoản khác liên quan đến vận chuyển hàng hóa.

Đánh giá tổng quan ưu nhược điểm vận tải đường biển
Thủ tục vận chuyển hàng đường biển gồm chuẩn bị hàng, chọn dịch vụ vận tải, lập hợp đồng, làm thủ tục hải quan, theo dõi vận tải hàng.

Thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu

Trước khi hàng được vận chuyển qua biển, cần tuân thủ thủ tục hải quan và XNK của nước xuất phát và nước đích; Bao gồm việc khai báo hàng hóa, kiểm tra chất lượng, thanh toán thuế và các thủ tục liên quan khác để đảm bảo việc vận chuyển diễn ra suôn sẻ.

Theo dõi vận tải

Khi hàng hóa đã được gửi đi, bạn cần theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa để đảm bảo hàng hóa đến nơi an toàn và đúng thời gian. Các công ty vận tải thường cung cấp dịch vụ theo dõi hàng trực tuyến, giúp bạn dễ kiểm tra tình hình vận chuyển hàng mọi lúc mọi nơi.

Proship Logistics chúng tôi đã đánh giá nhanh ưu điểm của vận tải đường biển cùng một số nhược điểm mà bất cứ phương thức vận chuyển hàng hóa nào cũng tồn tại. Việc hiểu rõ ưu nhược điểm của vận tải đường biển như trên sẽ giúp các chủ hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu có lựa chọn hợp lý hơn cho lô hàng của mình. Quý khách có nhu cầu sử dụng Dịch vụ vận chuyển container đường biển Nội địa và Quốc tế, liên hệ ngay 0909 344 247

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn