Phí D/O là gì? Quy định, cách tính thế nào? Cùng Proship tìm hiểu từ A-Z

x DN kinh doanh hàng xuất, nhập cần tìm hiểu về các loại phí, phụ phí, trong đó có phí D/O?
x Bạn muốn biết quy định, nội dung, mức phí cũng như cách tính phí D/O trong vận tải biển?
x Bạn có nhu cầu vận chuyển hàng LCL sang Mỹ, Đức, Úc, Nhật,…Chính Ngạch giá rẻ, an toàn?

Phí D/O là chi phí quan trọng trong vận tải đường biển – Proship.vn sẽ giải đáp thắc mắc liên quan tới D/O gồm phí d/o là gì, các loại phí d/o thông dụng, thông tin trên lệnh d/o, quy trình lấy lệnh d/o, phí phát hành d/o. Qua đây, Proship Logistics cũng thông tin chi tiết về Dịch vụ XNK hàng lẻ Chính Ngạch giá rẻ tuyến Việt Nam đi Mỹ, Đức, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…Khách lẻ có nhu cầu ghép hàng với khách khác để tiết kiệm chi phí, gia tăng hiệu quả giao thương Quốc tế nên tham khảo Dịch vụ vận chuyển hàng LCL đi các nước Chính Ngạch tại đây.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

XEM THÊM: Nhận vận chuyển Container giá rẻ

D/O là gì? Phí D/O là phí gì?

D/O nghĩa là gì?

D/O – Lệnh giao hàng, còn gọi Delivery Order là chứng từ trong vận tải Quốc tế. Chứng từ này do hãng vận tải phát hành cho chủ hàng hoặc shipper để trình lên cơ quan giám sát hàng hóa để có thể lấy hàng khỏi bãi hàng, container,…Trên D/O sẽ thể hiện ai là người đang giữ hàng và hàng sẽ giao cho ai – consignee. Chủ hàng muốn nhận được hàng bắt buộc phải có lệnh giao hàng từ hãng tàu gửi cho shipper.

D/O được các hãng tàu hoặc các Đơn vị forwarder phát hành cho consignee. Các consignee này sẽ lấy D/O được phát để cung cấp cho cơ quan hải quan sau đó lấy hàng khi tàu đã cập cảng. Cũng có thể hiểu rằng, D/O là lệnh của người giữ hàng chỉ thị cho đơn vị nhận hàng lấy hàng. Đồng thời, Consignee muốn được phát D/O sẽ phải đóng một khoản phí nhất định cho các Đơn vị forwarder hoặc các hãng tàu. Vậy nên, phí này sẽ là phí D/O.

Phí D/O là gì? Quy định, cách tính thế nào? Cùng Proship tìm hiểu từ A-Z
D/O viết tắt của cụm từ “Delivery Order fee” được hiểu là phí lệnh giao hàng, phát sinh khi hàng cập cảng đến, muốn lấy hàng thì consignee cần phải có chứng từ quan trọng này.

Phí D/O là phí gì?

Phí d/o là gì? Phí D/O viết tắt của “Delivery Order fee” là lệnh giao hàng, là chứng từ do hãng tàu phát hành dùng để nhận hàng mà DN nhập khẩu nhận được để trình cho cơ quan giám sát kho hàng (cảng đến) trước khi có thể rút hàng ra khỏi container, kho, bãi,…Để lấy được hàng, consignee bắt buộc phải có chứng từ này, khi chứng từ có ghi trong lệnh giao hàng.

* Lưu ý: Phí D/O – Delivery Order fee là phí lệnh giao hàng chứ không phải là phí chứng từ (Documentation fee). Do viết tắt của 2 từ này khá giống nhau nên khi làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa thường dễ nhầm lẫn.

Quy định, cách tính và những kiến thức cần biết về phụ phí D/O

Proship đã giải đáp d/o là gì, phí d/o là gì, tiếp theo đây sẽ là những nội dung liên quan tới mức phí, cách tính phụ phí D/O, nội dung cần có trên lệnh D/O, các loại phí D/O thông dụng, quy trình lấy lệnh D/O,…mà Doanh nghiệp/Chủ hàng cần nắm rõ:

Có thể bạn quan tâm  Điều kiện DDU là gì? Trong điều kiện DDU quy định những vấn đề gì?

CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS

Các loại phí D/O thông dụng

D/O được chia làm nhiều loại khác nhau tùy thuộc bên phát hành lệnh giao hàng. Cụ thể, có 2 loại phí D/O tương ứng với 2 loại D/O cho Đơn vị Forwarder và các Hãng tàu phát hành:

D/O do Forwarder phát hành

Là D/O cho các Đơn vị, Đại lý vận chuyển cấp phát cho đơn vị hoặc đối tượng nhận hàng. Đồng thời lệnh giao hàng này cũng yêu cầu người giữ hàng giao hàng cho người nhận. Lưu ý, Forwarder phát D/O nhưng lại không phải bên phát hành bill thì chắc chắn người nhận hàng sẽ không lấy được hàng.

Muốn lấy hàng, người nhận hàng phải xuất trình thêm nhiều chứng từ liên quan khác. Nếu bạn làm việc với các Đơn vị forwarder để nhận hàng thì phải đóng phí D/O tương ứng theo yêu cầu của họ. Bạn chỉ cần đóng 1 lần duy nhất và đóng trực tiếp cho các Đơn vị forwarder.

D/O do các Hãng tàu phát hành

Là lệnh giao hàng được phát hành bởi các hãng tàu vận chuyển. Lệnh này sẽ yêu cầu rõ người giữ hàng bàn giao hàng hóa cho người nhận hàng. Trên thực tế, các hãng tàu sẽ yêu cầu forwarder giao hàng. Sau đó, forwarder sẽ giao hàng cho bên nhận hàng. Điều kiện để người nhập khẩu nhận được hàng là forwarder có D/O của hãng tàu và chuyển D/O này cho bên mua hàng kèm bill gốc của hãng tàu đó. Phí D/O của hãng tàu chỉ cần đóng một lần và đóng cho hãng tàu bạn làm việc trực tiếp.

Khi nào cần lệnh giao hàng D/O?

Lệnh giao hàng được lấy sau khi tàu cập cảng. Về cơ bản, lấy D/O có thể diễn ra trước, sau. Hoặc song song với việc làm thủ tục hải quan vì nó độc lập với quy trình làm thủ tục hải quan:

  • Đối với lô Hàng nguyên (FCL): Thông thường sau khi tàu vào cảng phải khai thác ít nhất là 8 – 12h mới xuống cảng đổi lệnh và lấy hàng được.
  • Đối với lô Hàng lẻ (LCL): Thông thường phải mất 02 ngày để khai thác hàng về kho. Vì kho hàng còn phải làm thủ tục kéo cont từ cảng về kho và khai thác từ container vào kho.

Các thông tin về lệnh D/O

D/O là chứng từ bắt buộc người nhận hàng phải có nếu muốn lấy được hàng hóa. Thông thường nội dung trên D/O (Delivery Order), bao gồm:

  • Tên tàu vận chuyển hàng và hành trình tàu vận chuyển;
  • Tên nhận hàng (Consignee);
  • Cảng dỡ hàng hóa (POD);
  • Ký mã hiệu hàng hoá (Code goods);
  • Thể tích, trọng lượng hàng hóa, số lượng kiện hàng (Gross Weight, Net weight….).

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý rằng D/O thường có 3 bản và khi lấy hàng, Consignee không chỉ cần D/O mà cần chuẩn bị thêm các chứng từ sau:

  • Giấy tờ tùy thân của người nhận hàng. Có thể dùng căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tương tự;
  • Giấy giới thiệu;
  • Thông báo lô hàng cập cảng;
  • Bản sao vận đơn có ký hậu hoặc vận đơn gốc ký hậu, đóng dấu của ngân hàng (nếu DN sử dụng L/C để thanh toán).
Phí D/O là gì? Quy định, cách tính thế nào? Cùng Proship tìm hiểu từ A-Z
Trên lệnh D/O trong XNK hàng hóa phải thể hiện một số thông tin như tên tàu và hành trình di chuyển, người nhận, cảng dỡ hàng, ký mã hiệu, số lượng, trọng lượng hàng tương ứng,…

Quy trình lấy lệnh giao hàng D/O

Proship cập nhật nhanh quy trình các bước lấy lệnh giao hàng D/O hiện nay:

  • Bước 1: Delivery Order do hãng tàu/Forwarder cấp để consignee nhận hàng. Trước đó bạn sẽ nhận được giấy thông báo hàng đến (Arrival Notice) từ hãng tàu thông qua FWD;
  • Bước 2: Trường hợp lệnh nối, sau khi nhận được B/L và giấy báo hàng đến từ hãng tàu. Để có được bộ chứng từ đầy đủ cùng với một vài giấy giới thiệu từ bên công ty khách hàng. Bạn sẽ đến hãng tàu hoặc đại lý giao nhận khác để lấy lệnh;
  • Bước 3: Đối với hợp đồng thanh toán bằng thư tín dụng (L/C). Khi đến hãng tàu nhận bộ lệnh giao hàng. Nhân viên phải mang vận đơn gốc có ký hậu của ngân hàng và giấy giới thiệu của Công ty. Trường hợp nhận bộ lệnh giao hàng tại đại lý giao nhận khác, chỉ cần mang giấy giới thiệu. Sau đó thông báo hàng đến là có thể nhận bộ lệnh giao hàng.
Có thể bạn quan tâm  Local Charges là gì? Quy định của Local Charges như thế nào?

Phí phát hành D/O bao nhiêu?

D/O là chứng từ phát hành tại đầu nhập khẩu, có nghĩa là người nhập khẩu sẽ nhận được chứng từ này từ hãng tàu để mang hàng về kho. Phí thu D/O dao động từ 30 – 40$ tùy từng hãng tàu khác nhau. Phí D/O sẽ được báo giá cùng với các loại phí LCC khác tại cảng nhập. Chủ hàng cần thanh toán mới được nhận hàng.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

Một số điều cần lưu ý về phí và lệnh giao hàng D/O

Dưới đây là những lưu ý cần biết về phí và lệnh giao hàng D/O trong xuất, nhập khẩu:

  • Khi chỉ cần D/O của Forwarder cũng có thể nhận hàng: Khi Forwarder ký tên trên lệnh giao hàng dưới cương vị là đại lý (AS AGENT) của hãng tàu thì mặc định lệnh giao hàng đó có hiệu lực như lệnh giao hàng của hãng tàu.
  • Khi cần lệnh nối của Feeder để nhận hàng: Trường hợp vận chuyển có sử dụng tàu phụ để chuyển tải hàng hóa, doanh nghiệp cần thêm một lệnh nối của feeder nữa mới có thể nhận hàng. Lệnh nối này chỉ cần bản photocopy mà không cần bản gốc và thường doanh nghiệp phải yêu cầu forwarder cung cấp cho mình.
  • Khi nào được nhận hàng, mặc dù chỉ cần D/O của FWD? Trường hợp FWD ký tên trên D/O dưới pháp nhân là đại lý của hãng tàu thì rõ ràng rằng lệnh giao hàng đó có hiệu lực như lệnh giao hàng được phát hành bởi hãng tàu.

>>Xem thêm: Cách tra cứu Container cảng Cát Lái

Proship Logistics có nhận xuất khẩu hàng LCL Chính Ngạch đi Mỹ, Đức, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc,…bằng đường biển không?

Vận chuyển hàng lẻ LCL tức là một lô hàng không đủ hiệu quả lấp đầy một container để vận chuyển. Lúc này, hàng sẽ được gom, nhóm với các lô hàng khác với cùng một điểm đến trong một container tại kho hàng lẻ CFS (Container Freight Station). Do đó, khi xuất/nhập khẩu, đối với trường hợp hàng hóa không đủ để xếp đầy một container, Chủ hàng có thể chọn giải pháp vận tải hàng lẻ LCL để tối ưu chi phí vận chuyển.

CÔNG TY CỔ PHẦN PROSHIP là đơn vị chuyên cung cấp “Dịch vụ vận chuyển hàng LCL đi các nước Mỹ, Đức, Úc, Canada, Nhật Bản, Thượng Hải, Trung Quốc,…Chính ngạch đường biển giá rẻ”, đảm bảo thời gian gom hàng/ghép hàng/vận chuyển/giao hàng nhanh chuẩn xác. Với dịch vụ này, Proship Logistics trong vai trò là Người gom hàng (Consolidator) sẽ gom các lô hàng lẻ (LCL) của nhiều Chủ hàng tại Kho đóng hàng lẻ (CFS), sắp xếp, phân loại và đóng chung vào một cont, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp hàng tới cảng đích, việc kết hợp đóng chung này gọi là Gom hàng (Consolidation).

Phía chúng tôi sẽ cung cấp lịch trình đóng hàng lẻ (LCL) cố định hằng tuần tới nhiều điểm đến trên khắp thế giới, giúp bạn lên kế hoạch chuyển gửi hàng nhanh chuẩn xác trước đó. Vận chuyển hàng LCL Chính Ngạch đi theo khối sang các nước (và ngược lại) bằng đường biển thực hiện theo lộ trình sau:

  • Đối với hàng lẻ xuất khẩu HCM (tại Cảng Cát Lái, Sài Gòn,…) – Úc, Mỹ, Đức, Canada, Nhật Bản,…: Proship sẽ vận chuyển giao Door Door – Lấy tận xưởng tại Việt Nam và giao tận tay người nhận hàng tại Úc và ngược lại gồm toàn bộ chi phí đường biển.
  • Đối với hàng lẻ nhập khẩu Úc, Mỹ, Đức, Canada, Nhật Bản,… – HCM (tại Cảng Cát Lái, Sài Gòn,…): Proship sẽ thu xếp việc liên hệ shipper để kiểm tra thông tin hàng hóa ngày dự kiến giao hàng để thu xếp lịch tàu phù hợp, và book chuyến tàu sớm nhất vận chuyển về Việt Nam giao cho khách.
Có thể bạn quan tâm  Hiệp định RCEP là gì? Nội dung quy định của hiệp định như thế nào?

Proship Logistics đã, đang và sẽ là Đại lý hàng hóa của nhiều Hãng tàu lớn như: APL, BENLINE, MA-CGM, CNC, COSCO, HIPPING, ECU LINE, EVERGREEN, EMADEPT, GRAND, HANJIN, HAPAG-LLOYD, HEUNG-A, HUBLINE, HYUNDA, NDOTRA, K-LINE, KMG, KMTC, AERSK LIN, MCC, MELL, MOL, MSC, AMSUNG, NORTH, FREIRHT, NYK, OOCL, ORIENTAL, ORIMAS, PIL, RCL, SINOKOR, INOTRANS, SITC, TS LINE, VOSA, VVMV, WANHAI, NG MIN, ZIM,…để nâng tầm dịch vụ hơn nữa ở hiện tại và tương lai.

Phí D/O là gì? Quy định, cách tính thế nào? Cùng Proship tìm hiểu từ A-Z
Dịch vụ vận chuyển hàng LCL đi các nước Chính Ngạch giá rẻ tại Proship được đánh giá cao về chất lượng, tính chuyên nghiệp và an toàn, có liên kết với hãng tàu lớn như Cosco.

NÊN ĐỌC: Dịch vụ vận chuyển Container Lạnh giá rẻ

Đối tượng khách hàng khi XNK hàng lẻ Chính Ngạch

Proship Logistics tập trung vào các phân khúc, đối tượng khách hàng sau:

  • Các Tổng Công ty, các Công ty trong và ngoài nước có nhu cầu vận chuyển hàng hóa;
  • Các Nhà máy, các công trình, các Tổng đại lý và Dịch vụ hàng hóa nội địa, xuất nhập khẩu Quốc tế;
  • Các DN vừa và nhỏ có nhu cầu vận chuyển đường biển tuyến Quốc tế và xuất nhập khẩu cho thời gian nhanh nhất và tiết kiệm các chi phí nhỏ nhất.

Phương thức vận tải hàng LCL đi các nước bằng đường biển

Các phương thức vận tải hàng số lượng lớn hàng lẻ LCL Chính Ngạch theo khối tại Proship:

  • Vận chuyển hàng lẻ từ Cảng tới Cảng;
  • Vận chuyển hàng LCL từ Cảng tới Kho;
  • Vận chuyển container hàng lẻ từ Kho tới Kho;
  • Vận chuyển hàng lẻ LCL tận nơi theo yêu cầu;
  • Các dịch vụ đi kèm khác tùy nhu cầu cụ thể của khách hàng.

Cước phí xuất nhập khẩu hàng lẻ Chính Ngạch tại Proship

Proship sẽ tính toán Cước Dịch vụ xuất khẩu hàng lẻ Chính Ngạch dựa trên các yếu tố sau:

  • Hàng theo trọng lượng hàng hóa;
  • Theo điều kiện giao nhận hàng hóa: Door to door, CY-CY, Hay CY door;
  • Theo tính chất hàng hóa: Hàng hóa thông thường, hàng nặng, hàng hóa chất, hàng giá trị cao, hàng dễ vỡ, hàng có mùi hôi, hàng yêu cầu chất xếp đặc biệt,…;
  • Số lượng hàng hóa đi thường xuyên hay không, đi số lượng theo lô hàng,…;
  • Các loại hàng đóng vào container đặc biệt, Open top, Flatrac,…;
  • Hàng theo mùa: Hàng vào mùa cao điểm, mùa thấp điểm, hàng mùa gạo, hàng mùa tết.

* Ngoài cước biển được báo dựa theo tuyến hàng cụ thể, các chi phí khai thác hàng hóa (Local charges) được giữ cố định theo bảng giá. Tham khảo chi phí mặt bằng chung hiện nay:

  • Phụ phí lưu huỳnh (LSS hoặc WBS): Khoảng USD 7/CBM (Là phụ phí mới, theo quy định trong hiệp ước Imo2020 về vận tải biển);
  • Phí vận đơn (Bill fee/Docs fee): Khoảng USD 40/bộ;
  • Phí cầu cảng (Terminal Handling charges): Khoảng USD 8/CBM;
  • Phí telex release: Khoảng USD 30/bộ;
  • Phí EBS/AMS/AFR: Khoảng USD 35/chuyến;
  • Phí kho CFS: Khoảng USD 8/CBM.

Như vậy, nếu bạn đang làm một lô hàng XNK phải biết lệnh giao hàng D/O. Proship đã tổng hợp kiến thức liên quan để làm rõ phí d/o là gì, cách tính d/o thế nào, cần lưu ý gì với phí d/o, quy trình lấy lệnh d/o ra sao. Dựa vào đây, các DN/Chủ hàng có thể dự trù trước một vài khoản phụ phí phát sinh phải đóng nhằm hạn chế vướng mắc trong quá trình vận tải biển. Và để được cung cấp Dịch vụ vận chuyển hàng LCL đi các nước Chính Ngạch giá rẻ, liên hệ số 0909 344 247, nhân viên Sales Logistics Proship sẽ trực tiếp tư vấn, báo giá nhanh đến bạn.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn