Phí bảo trì đường bộ là gì và việc thu phí dùng để làm gì?

x Các bác tài đang điều khiển phương tiện xe cơ giới như xe mô tô, ô tô, sơ mi rơ moóc, xe máy,…cần tìm hiểu phí bảo trì đường bộ?
x Bạn quan tâm tới các đối tượng phải đóng khoản phí này là ai? Mức phí phải nộp bao nhiêu? Thời gian, địa điểm nộp phí khi nào?
x Bạn thắc mắc nếu không nộp hay nộp chậm phí bảo trì đường bộ này có sao không?…

Proship.vn chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc bạn đặt ra ở trên như phí bảo trì đường bộ là gì? Mục đích của việc thu phí bảo trì đường bộ để làm gì?…cũng như thời gian quy định phải nộp khoản phí này là khi nào, phí bảo trì đường bộ là bao nhiêu. Các bác tài quan tâm có thể tìm đọc để hiểu rõ hơn về phí này khi lưu thông trên đường.

>>Có thể bạn quan tâm: Vận chuyển hàng đi Huế – Ship hàng – Công ty vận chuyển hàng hóa Bắc Nam – Công ty vận tải hàng hóa

Phí bảo trì đường bộ là gì? Ai phải đóng phí này?

Phí bảo trì đường bộ là gì?

Phí bảo trì đường bộ là gì? Phí bảo trì đường bộ (phí sử dụng đường bộ) là loại phí mà các chủ phương tiện xe ô tô bắt buộc nộp để sử dụng cho mục đích bảo trì, nâng cấp chất lượng đường bộ do Nhà nước thu phí bảo trì đường bộ từ các phương tiện.

Mức phí bảo trì đường bộ sẽ thu theo năm do Nhà nước quy định. Sau khi nộp đủ loại phí, xe được phát tem để dán vào kính chắn gió trước xe, trên tem ghi rõ ngày bắt đầu và ngày cuối cùng nộp phí lần tiếp theo để chủ xe nắm được. Thường thì tem sẽ được phát khi chủ xe đi đăng ký đăng kiểm.

Phí bảo trì đường bộ là gì và việc thu phí dùng để làm gì?
Phí bảo trì đường bộ là phí mà chủ phương tiện ô tô phải nộp để bảo trì, nâng cấp chất lượng đường bộ mà Nhà nước sẽ thu từ các phương tiện xe cơ giới đường bộ.

Đối tượng phải đóng phí bảo trì đường bộ

Quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 197/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện, đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ:

  • Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm: xe ô tô, máy kéo; rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ôtô, máy kéo (gọi chung là ôtô);
  • Xe mô tô hai bánh, mô tô ba bánh, xe gắn máy (gọi chung là xe máy) thuộc đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ;
  • Xe môtô là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng lượng không quá 400kg với môtô hai bánh hoặc sức chở từ 350kg đến 500kg với môtô 3 bánh;
  • Định nghĩa này không bao gồm xe gắn máy.
Có thể bạn quan tâm  Hàng mậu dịch và phi mậu dịch là gì? Cách nhận biết chính xác

Quy định mức phí bảo trì đường bộ 2024

Phí bảo trì đường bộ là bao nhiêu? Từ ngày 1/10/2021 theo Thông tư số 70/2021/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành, quy định về chế độ thu, mức thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí đường bộ. Các mức thu phí sử dụng đường bộ từ 1/10/2021 được thực hiện:

STT Loại phương tiện chịu phí Mức phí thu (nghìn đồng)
1 tháng 3 tháng 6 tháng 12 tháng 18 tháng 24 tháng 30 tháng
1 Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân, hộ kinh doanh 130 390 780 1.560 2.280 3.000 3.660
2 Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe đăng ký tên cá nhân); xe tải, xe bán tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ dưới 4.000kg; các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng (bao gồm cả xe đưa đón học sinh, sinh viên, công nhân được hưởng chính sách trợ giá như xe buýt); xe chở hàng và xe chở người 4 bánh có gắn động cơ 180 540 1.080 2.160 3.150 4.150 5.070
3 Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 4.000kg đến dưới 8.500kg 270 810 1.620 3.240 4.730 6.220 7.600
4 Xe chở người từ 25 chỗ đến dưới 40 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 8.500kg đến dưới 13.000kg 390 1.170 2.340 4.680 6.830 8.990 10.970
5 Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 13.000kg đến dưới 19.000kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo đến dưới 19.000kg 590 1.170 3.540 7.080 10.340 13.590 16.660
6 Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 13.000kg đến dưới 19.000kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo đến dưới 19.000kg 720 2.160 4.320 8.640 12.610 16.590 20.260
7 Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 27.000kg trở lên; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 27.000kg đến dưới 40.000kg 1.040 3.120 6.240 12.480 18.220 23.960 29.270
8 Xe ô tô đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 40.000kg trở lên 1.430 4.290 8.580 17.160 25.050 32.950 40.240
Có thể bạn quan tâm  Chứng chỉ CDCS là gì? Giải đáp chi tiết về chứng chỉ CDCS

Nơi nộp phí bảo trì đường bộ ở đâu? Thời gian nộp phí khi nào?

Địa điểm nộp phí bảo trì đường bộ

Phí đường bộ sẽ được đóng theo năm dương lịch hoặc tháng hoặc theo chu kì đăng kiểm của xe. Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 293/2016/TT-BTC, tổ chức thu phí bảo trì đường bộ gồm:

CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS

  • Văn phòng Quỹ bảo trì đường bộ trung ương: Thu phí đối với xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an.
  • Các đơn vị đăng kiểm: Thu phí với xe ô tô của các tổ chức, cá nhân đăng ký tại Việt Nam (trừ xe ô tô của lực lượng công an, quốc phòng).

Như vậy, đối xe ô tô thông thường, nơi nộp phí bảo trì đường bộ là tại các đơn vị đăng kiểm. Do đó, bạn có thể đến trạm đăng kiểm xe cơ giới nơi gần nhất để nộp loại phí này. Sau khi đóng, chủ phương tiện sẽ được đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí.

Phí bảo trì đường bộ là gì và việc thu phí dùng để làm gì?
Địa điểm nộp phí bảo trì đường bộ là tại các đơn vị đăng kiểm hoặc Văn phòng Quỹ bảo trì đường bộ trung ương,…

Thời gian nộp phí bảo trì đường bộ

Thời gian nộp phí bảo trì đường bộ được quy định tài Điều 6 Thông tư 70/2021/TT-BTC quy định như sau:

Nộp theo chu kỳ đăng kiểm

Với xe ô tô có chu kỳ đăng kiểm từ 1 năm trở xuống: Chủ phương tiện thực hiện nộp phí sử dụng đường bộ cho cá chu kỳ đăng kiểm và được cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí.

Với xe ô tô có chu kỳ đăng kiểm trên 1 năm (18 tháng, 24 tháng và 30 tháng): Chủ phương tiện phải nộp phí sử dụng đường bộ theo năm (12 tháng) hoặc nộp cho cả chu kỳ đăng kiểm (18 tháng, 24 tháng và 30 tháng).

Nộp theo năm dương lịch

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu nộp phí theo năm dương lịch gửi thông báo bằng văn bản (lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện) đến đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí theo năm dương lịch đối với các phương tiện của mình.

Có thể bạn quan tâm  Chứng nhận hợp quy là gì? Chứng nhận này dành cho sản phẩm nào?

Hàng năm, trước ngày 01 tháng 01 của năm tiếp theo, chủ phương tiện phải đến đơn vị đăng kiểm nộp phí cho năm tiếp theo. Khi thu phí, đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ cho từng xe tương ứng thời gian nộp phí.

Nộp theo tháng

Doanh nghiệp có số phí phải nộp từ 30 triệu đồng/tháng trở lên sẽ được nộp phí theo tháng. Doanh nghiệp có văn bản (lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện) gửi đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí đối với các phương tiện của mình.

Hằng tháng, trước ngày 01 của tháng tiếp theo, doanh nghiệp phải đến đơn vị đăng kiểm (đã đăng ký nộp phí theo tháng) nộp phí cho tháng tiếp theo. Khi thu phí, tổ chức thu phí cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng thời gian nộp phí.

Không nộp hay nộp chậm phí bảo trì đường bộ xử lý thế nào?

Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hiện CHƯA CÓ quy định xử phạt về việc các chủ xe không nộp phí bảo trì đường bộ. Tuy nhiên, khi đến thời hạn mang xe đi kiểm định, đơn vị đăng kiểm sẽ truy thu số phí mà chủ phương tiện chưa nộp trước đó. Trong trường hợp chưa nộp phí của chu kỳ trước, chủ phương tiện nộp phí 2 thời kỳ liên tiếp.

Phí bảo trì đường bộ là gì và việc thu phí dùng để làm gì?
Tính tới thời điểm hiện tại, CHƯA CÓ bất cứ quy định xử phát nào đối với các chủ xe không nộp khoản phí bảo trì đường bộ nhưng tới hạn đăng kiểm xe bị bị truy thu phí này.

Trường hợp chủ phương tiện đến đăng kiểm chậm hơn thời gian theo chu kỳ đăng kiểm quy định, đơn vị đăng kiểm kiểm tra xe và tính tiền phí sử dụng đường bộ nối tiếp từ thời điểm cuối của khoảng thời gian đã nộp phí sử dụng đường bộ lần trước cho đến hết chu kỳ kiểm định của kỳ tiếp theo. Trường hợp thời gian tính phí không tròn tháng thì số phí phải nộp sẽ tính bằng số ngày lẻ chia 30 ngày nhân với mức phí của 1 tháng.

Quy định phí bảo trì đường bộ trên được Bộ Tài chính có nêu rõ tại Điều 6, Thông tư 70/2021/TT-BTC ban hành vào ngày 12/8/2021.

Proship Logistics đã chia sẻ kiến thức cần biết về phí bảo trì đường bộ, bao gồm phí bảo trì đường bộ là gì, phí bảo trì đường bộ là bao nhiêu, địa điểm nộp phí đường bộ ở đâu, không nộp hay nộp chậm có bị phạt hay không. Những ai quan tâm có thể tham khảo để hiểu được mục đích thu khoản phí này để làm gì…Liên hệ ngay 0909 344 247 để được tư vấn các Dịch vụ vận tải Đa phương thức giá rẻ.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn